Phát triển toàn diện cả 2 bán cầu não cho trẻ

phat-trien-toan-dien-ca-2-ban-cau-nao-cho-tre

Phát triển toàn diện cả 2 bán cầu não cho trẻ với 7 cách đơn giản ngay tại nhà. Nếu bé tư duy thiên về bán cầu não phải, em sẽ sáng tạo, giàu tình cảm và yêu thích nghệ thuật hơn. Những bé tư duy thiên về não trái thì sẽ giỏi và thích phân tích, suy luận và thích sự lô-gíc. Con sẽ được phát triển toàn diện và tốt nhất khi được nuôi dưỡng cân bằng cả 2 bán cầu não.

1. LÊN Ý TƯỞNG VÀ THỰC HÀNH

Ba mẹ hãy cho phép bé quyền chủ động lên ý tưởng và thực hiện trong một số hoạt động nhất định. Ví dụ như trồng cây, chúng ta sẽ phải hình dung trước về vị trí và loại cây trồng. Lúc này ba mẹ hãy khuyến khích bé tham gia đóng góp và lên ý tưởng.

phat-trien-toan-dien-ca-2-ban-cau-nao-cho-tre

Lên ý tưởng là hoạt động của não phải, trong khi thực hành các bước trồng cây là nhiệm vụ của não trái. Kết hợp 2 hoạt động này cùng một lúc gúp bé vận dụng được cả 2 bán cầu não.

2. CHƠI CỜ, RUBIK, NHẠC CỤ, HOẶC TUNG HỨNG

Cờ vua là một trò chơi cực kỳ bổ ích và hữu hiệu để giúp bé rèn luyện tư duy cân bằng. Khi chơi bé phải hình dung bàn cờ trong đầu, suy tính cả nước đi của bản thân lẫn dự đoán trước nước đi của đối phương nữa.

Trò tung hứng đòi hỏi sự phối hợp cả tay và mắt, từ đó buộc hai bán cầu phải hoạt động cùng nhau. Để tăng độ khó, bạn có thể khuyến khích bé ném bóng bằng tay không thuận.

>>> Tìm hiểu thêm: Cho Trẻ Làm Quen Với Toán Qua Hoạt Động Thường Ngày

Ba mẹ có thể cho rằng nhạc cụ thuộc về nghệ thuật nên chỉ giúp phát triển tư duy bán cầu não phải. Tuy nhiên, việc học cách đặt vị trí ngón tay, đọc bản nhạc đòi hỏi nhiều sự tham gia của bán cầu não trái.

Ngoài ra, rubik cũng là một trò chơi thú vị, bé vừa phải dùng tay, mắt và não cũng một lúc để chơi thắng.

3. TƯ DUY BẰNG BÁN CẦU KHÔNG PHẢI THẾ MẠNH CỦA BÉ

Nếu bạn thấy con có dấu hiệu tư duy não trái nhiều hơn như thích học Toán, lập kế hoạch, hãy khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật hoặc đòi hỏi tính sáng tạo. Ngược lại, nếu trẻ mơ mộng, ghi nhớ tốt bằng hình ảnh, âm thanh, hãy khuyến khích con học các môn tự nhiên, chơi trò câu đố tư duy.

>>> Tìm hiểu thêm: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ

4. KIỂM TRA MÀU SẮC

Trong tâm lý học, có một bài kiểm tra phân tích khả năng cân bằng hai bán cầu não, gọi là “stroop”, đặt theo tên nhà tâm lý học người Mỹ Ridley Stroop. Yêu cầu của bài kiểm tra là viết tên các màu sắc bằng bút khác màu. Ví dụ, viết chữ “Đỏ” bằng bút mực xanh nước biển, chữ “Vàng” bằng bút mực tím. Trẻ phải liên tục gọi tên màu sắc biểu trưng của chữ, thay vì đọc màu chữ.

5. “CHẠM” THẬT NHIỀU!

Để sử dụng tay nghịch, còn gọi là tay không thuận, não bộ của trẻ phải tạo ra những kết nối đồng đều. Điều này cũng sửa đổi thói quen tư duy thiên về một bán cầu não.

6. GIẢI TOÁN BẰNG NHIỀU CÁCH

phat-trien-toan-dien-ca-2-ban-cau-nao-cho-tre

Giải toán bằng một cách mới chỉ kích thích tư duy thiên về bán cầu não trái nhưng nếu giải bằng nhiều cách trẻ buộc phải đưa ra nhiều ý tưởng, từ đó hình thành khả năng sáng tạo. Hoạt động này cũng giúp kết nối hai bán cầu não.

7. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

Ba mẹ hãy khuyến khích bé sử dụng sơ đồ tư duy nhiều nhất có thể. Khi làm sơ đồ, trẻ dùng não phải tưởng tượng, tô vẽ để tạo nên những mô hình ấn tượng, nhiều màu sắc, kích thích khả năng ghi nhớ. Đồng thời, trẻ sử dụng não trái để phân loại khối lượng nội dung hỗn độn theo các ý chính có tính lô-gíc.

>>> Đọc thêm về cách dạy con cùng KidsUP tại ĐÂY

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage