Làm bạn với trẻ

lam-ban-voi-tre

Làm bạn với trẻ như thế nào? Những sự trưởng thành về thể chất thì dễ thấy, nhưng những thay đổi về tâm sinh lý và suy nghĩ của con thì rất dễ bị giấu kín. Sẽ rất tuyệt nếu sau một ngày mệt mỏi trở về nhà cả ba mẹ và con cái có thể thực sự cảm thấy được giãi bày, lắng nghe và che chở.

1. TÔN TRỌNG CẢM XÚC CỦA CON

Chúng ta có thể dễ dàng áp đặt hành của con bằng suy nghĩ của mình. Khi khó chịu và cáu giận “không lý do”,… thay vì tìm hiểu nguyên nhân (dù chúng đôi khi có vẻ không phải là vấn đề lớn đối với chúng ta), lắng nghe và chia sẻ thì chúng ta lại bỏ qua, hay thậm chí là gắt gỏng với con.

lam-ban-voi-tre

Những hành động dường như nhỏ nhặt này dần sẽ kéo giãn khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình với nhau, nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực như cô đơn, tự ti, chống đối, …

2. THỂ HIỆN SỰ TIN TƯỞNG

Trong những quyết định và tình huống trong tầm kiểm soát, ba mẹ hãy thả lỏng và cho trẻ được quyền quyết định, và nhấn mạnh với trẻ rằng ba mẹ tin tưởng con.

>>> Tìm hiểu thêm: Chăm Sóc Sức Khỏe Tinh Thần Cho Trẻ

Độ phức tạp của những quyết định này có thể tăng dần theo thời gian con trưởng thành, bạn chỉ cần chắc chắn rằng trẻ cảm thấy tiếng nói và ý kiến của mình được tôn trọng và lắng nghe. Điều này cũng sẽ giúp bé phát triển những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này.

3. KIỂM SOÁT CẢM XÚC

Ba mẹ phải chịu rất nhiều áp lực, từ xã hội, gia đình, công việc đè nặng lên vai, rất khó để ba mẹ luôn duy trì được trạng thái tốt nhất trước con, nhưng đây cũng không phải lí do để chúng ta “trút” những điều mệt mỏi này lên người khác, đặc biệt là con. Mỗi người đều có những vấn đề riêng, bé cũng vậy.

lam-ban-voi-tre

Những vấn đề của con mà chúng ta nghĩ là quá nhỏ nhặt thực chất lại vô cùng quan trọng với bé. Đặc biệt là trong giai đoạn trưởng thành, những áp lực trong học tập, thi cử, xích mích trong quan hệ bạn bè, … cũng rất khó khăn. Vậy nên mỗi khi căng thẳng, ba mẹ hãy cho phép bản thân chia sẻ những điều này với các thành viên khác, để mọi người cùng nhau chia sẻ và vượt qua, chứ không nên vô cớ bực bội.

>>> Tìm hiểu thêm: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ

4. THÊM THỜI GIAN BÊN NHAU

Những hoạt động chung là không thể thiếu để gắn kết gia đình mình thêm bền chặt. Các hoạt động như là dã ngoại, vui chơi ngoài trời, hay giản dị như những bữa cơm quây quần bên nhau để mỗi người có thể cùng trò chuyện và chia sẻ câu chuyện, vấn đề riêng của bản thân.

Dù bận đến đâu thì mỗi tuần ít nhất ba mẹ hãy cố gắng sắp xếp 1-2 bữa cơm có đầy đủ các thành viên nhé!

>>> Đọc thêm về cách dạy con cùng KidsUP tại ĐÂY

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!