Dạy bé học chữ cái từ thời điểm nào là tốt nhất?

cách dạy bé học chữ cái

Đến nay vẫn nhiều cuộc tranh cãi thời điểm nào dạy bé học chữ cái là tốt nhất. Và đâu là những hoạt động làm quen với những con chữ sao cho phù hợp với tâm lý con trẻ cũng là nỗi đau đầu của nhiều phụ huynh, để con dễ hiểu, vui vẻ, khiến bé không sợ khi bắt đầu học chữ. Tất cả hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cách dạy bé học chữ cái

Cách dạy bé học chữ cái và làm quen các con chữ (nguồn: scholastic)

Độ tuổi phù hợp để dạy bé học chữ cái

Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào bé mà bố mẹ không nên ép buộc. Nhiều bố mẹ được khuyên nên học chữ sớm vì con đang trong giai đoạn hấp thụ “vàng”, học ngay lúc này để bé thông minh lanh lợi. Nhưng nhiều người cũng cho rằng học chữ sớm quá ảnh hưởng tới tuổi thơ hay khả năng sáng tạo của trẻ, nhiều phụ huynh bắt con phải biết đọc, biết viết thành thạo trước khi đi học sẽ kìm kẹp tư duy, trẻ bị uốn nắn phát triển theo khuôn khổ của việc làm theo hướng dẫn và phải ghi nhớ, thay vì rèn suy nghĩ và để con tự do khám phá.

Thực chất, không có công thức nào chuẩn cho từng bé. Bố mẹ nên thử giới thiệu chữ với con, để xem rằng trẻ có muốn tiếp nhận kiến thức mới đó không. Một số lưu ý khi giới thiệu dạy bé học chữ cái:

  • Không đặt áp lực cho bé mẫu giáo phải biết chữ cái

Độ tuổi mẫu giáo nên tập trung sự say mê tìm tòi khám phá, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ hơn là việc gò ép con phải học hành, tạo áp lực tâm lý khiến trẻ ghét học, ảnh hưởng đến cả chặng đường học sau này. Bố mẹ có thể gián tiếp giới thiệu con qua bài hát, trò chơi theo cách bé thích. Từ đó bố mẹ hiểu con có điểm mạnh, yếu gì khi học chữ, tìm ra phương pháp tiếp cận phù hợp sau này.

  • Không nài ép nếu bé chưa sẵn sàng

Mỗi bé có cá tính riêng, mỗi thời điểm có sự quan tâm riêng tới từng lĩnh vực. Cũng có những bé tiếp thu nhanh hoặc chậm, điều này hoàn toàn bình thường. Nếu bé chưa tới 5, 6 tuổi, bố mẹ không nên bắt ép con, tránh tạo tâm lý tiêu cực, tránh né việc học.

Một số hoạt động để bé làm quen chữ cái

  • Trò chơi đập bảng: Mẹ có thể chuẩn bị tấm bảng đen, với phấn viết 1 dãy các chữ cái lên bảng, với khoảng cách các chữ đủ rộng. Mẹ đọc tên chữ nào bé sẽ đập tay vào chữ cái đấy, từ chậm đến nhanh khi con đã quen mặt chữ cái.

trò chơi dạy trẻ học chữ

Trò chơi giúp trẻ học chữ tự nhiên, hiệu quả (nguồn: mom loves best)

  • Cắt dán, tô màu: Đây là hoạt động hiệu quả rèn luyện đồng thời cả vận động tinh, tức là sự khéo léo của bàn tay, kích thích hai bán cầu não phát triển. Hãy chuẩn bị một số hình ảnh đồ vật chỉ có đường nét, chưa tô màu, có chứa chữ cái bé đang học. Khi mẹ đọc tên chữ cái bất kỳ, bé sẽ tìm đồ vật có chứa chữ cái đó, và cắt riêng chữ cái đó ra, dán và tô màu đồ vật, chữ cái bé tìm được.
  • Kết hợp vận động: Mẹ có thể chuẩn bị giấy A0 và viết các chữ cái trên mặt giấy thật to. Bé sẽ đứng ở trung tâm, khi mẹ đọc đến từ nào con sẽ nhảy lò cò đến từ đó, hoặc từ chứa chữ cái đó.
  • Tương tác ứng dụng với đếm chữ, tập viết nét chữ: Bé sẽ rất thích được học qua tương tác ấn – chạm với các hình ảnh, video sinh động. Mẹ có thể cho bé học trên ứng dụng giáo dục Kids UP với nhiều hoạt động làm quen chữ cái như: chọn chữ cái đúng, đếm trong hình có bao nhiêu chữ cái, chọn chữ cái viết hoa đúng, và cao hơn là viết các nét chữ theo thứ tự, đặc biệt dành cho các bé tiếp thu nhanh và bố mẹ muốn luyện chữ cho con sớm.

Dạy con học chữ cái qua Kids UP

Dạy con học chữ cái qua Kids UP (nguồn: Kids UP)

  • Đọc sách: Đối với bé mẫu giáo hay 4, 5 tuổi làm quen với chữ cái, bố mẹ có thể mua sách hình chữ hoặc truyện được kể bằng hình ảnh để bé vừa học chữ vừa yêu thích các màu sắc bắt mắt trong truyện. Đặc biệt, bố mẹ nên đồng hành cùng bé, kể cho bé nghe và giải thích cho con để bé không nản khi gặp những chữ cái mới. Con yêu ham đọc sách và ham học hỏi khám phá dù ở độ tuổi nào cũng đều rất đáng giá.

Mỗi chữ cái bố mẹ cho con làm quen từ 1 đến 2 ngày, mỗi ngày 15 phút trước để duy trì sự hào hứng cho bé trong các buổi học sau. Thời lượng này có thể tăng dần tùy thuộc vào sự tập trung của con. Bố mẹ cũng có thể tổ chức các hoạt động tăng sự tập trung cho bé như tham gia các hoạt động xâu kim, ghép hình, cắt dán hình…

Để bố mẹ không áp lực khi dạy con trẻ, hãy luôn hiểu con, hiểu đúng mức độ nhận thức của con và biết bé mạnh ở điểm nào, yêu thích các hoạt động gì. Chỉ khi bé được học trong môi trường mình yêu thích, việc tiếp thu mới tự nhiên và hiệu quả. Và nếu bố mẹ đã thử nhiều phương pháp nhưng con chưa tiến bộ, tốt nhất hãy giảm mong cầu ở mình, kiên nhẫn và tiếp tục duy trì sự hào hứng cho trẻ. Vì sự hứng thú là chìa khóa chính cho các giai đoạn học tập sau này ở bé.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage