Cách dạy con học các kỹ năng xã hội ngay từ khi còn nhỏ

Cách dạy con học các kỹ năng xã hội ngay từ khi còn nhỏ

Sự phát triển toàn diện của con không chỉ đơn giản là một chế độ dinh dưỡng phù hợp hay tiếp cận kiến thức từ sớm mà còn bao gồm cả những kỹ năng quan trọng và cần thiết, điển hình như kỹ năng xã hội. Trong bài viết này, KidsUP sẽ giúp ba mẹ phát triển những kỹ năng cần thiết này thông qua một vài cách dạy con học hàng ngày sau đây!

Cách dạy con học các kỹ năng xã hộiCách dạy con học các kỹ năng xã hội

Tại sao cần chú trọng đến cách dạy con học kỹ năng xã hội?

Kỹ năng xã hội của trẻ đó là một dạng hành động của trẻ. Trong đó trẻ sử dụng kỹ năng này để giao tiếp, tương tác, thực hiện các mối quan hệ với mọi người xung quanh. 

Kỹ năng này là nền tảng cho sự thành công của trẻ, nó khá quan trọng bởi sẽ giúp con kết nối được với những người xung quanh, kiềm chế cảm xúc tốt hơn cũng như học được khả năng giải quyết vấn đề và quá trình chơi đùa của con với những bạn xung quanh cũng suôn sẻ hơn.

Ngược lại, nếu trẻ yếu kém trong kỹ năng xã hội, trẻ phải đối mặt và gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề, các mối quan hệ trong xã hội. Trẻ có xu hướng dễ bị bắt nạt, cô lập hay vướng vào các tệ nạn xã hội. 

Con dễ bị cô lập nếu không có kỹ năng xã hội tốtCon dễ bị cô lập nếu không có kỹ năng xã hội tốt

Gợi ý các cách dạy con học kỹ năng xã hội từ sớm

Dạy con các kỹ năng xã hội là vô cùng quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Và may mắn thay, kỹ năng này hoàn toàn có thể rèn luyện được. Và không bao giờ là quá sớm để bắt đầu định hướng, hướng dẫn các kỹ năng xã hội cũng như học cách giao tiếp với người xung quanh. Dưới đây là một vài cách điển hình: 

Cách dạy con kỹ năng xã hội – Chia sẻ đồ chơi với bạn

Một trong những tính cách xấu mà không ít đứa trẻ mắc phải đó là luôn muốn sở hữu những gì mình muốn, cố gắng tranh giành đồ chơi với bạn bè dù chúng không hề thích. Thậm chí, trẻ có thể dùng “vũ lực” hay mè nheo, ăn vạ, cáu giận để có được những thứ mình muốn. Và tất nhiên, đây hoàn toàn là một tính cách xấu cần được sửa chữa nếu ba mẹ không muốn con ích kỷ, cư xử thô lỗ ngay cả khi trẻ đã lớn và có nhận thức tốt hơn. 

Trong tình huống này, để có thể giải quyết êm thấm, ba mẹ hãy chủ động, sắp xếp thời gian cho con chơi với nhiều người bạn hơn. Đồng thời đưa cho bé một vài món đồ chơi và dạy con chia sẻ đồ chơi này với bạn ấy. Ba mẹ có thể dùng một số câu nói như “Con cho bạn mượn ô tô này đi, lát bạn sẽ trả lại con”, “ Con với bạn thử đổi đồ chơi với nhau xem, một lát thì đổi lại cho bạn nhé!”…. Cách này áp dụng tương tự đối với đồ ăn “ Con có 2 chiếc kẹo, con cho bạn một cái nha!” ,… Với mỗi lần như vậy, trẻ sẽ được học được cách vui vẻ khi chia sẻ với người khác một cách nhanh chóng.

Dạy trẻ biết cách chia sẻDạy trẻ biết cách chia sẻ

Dạy trẻ biết ơn và nói lời cảm ơn

Một đứa trẻ có lòng biết ơn và biết cách thể hiện qua lời cảm ơn chính là nền tảng định hình nên tính cách của người văn minh, hiểu biết và ứng xử lịch sự, thông minh. Để giúp con hiểu và học hỏi kỹ năng này hiệu quả, ngay từ khi bập bẹ biết nói, mẹ có thể bắt đầu dạy con nhận thức được điều này thông qua dạy con nói từ “ạ”. Khi trẻ đã lớn hơn một chút, hãy làm gương cho con bằng việc nói lời cảm ơn vào những tình huống cụ thể. Và đừng ngần ngại nói lời cảm ơn với con cũng như nhắc nhở trẻ nói lời cảm ơn đúng lúc. 

Trẻ cần biết nói lời cảm ơn đúng lúcTrẻ cần biết nói lời cảm ơn đúng lúc

Dạy trẻ biết yêu thương

Một trong những đức tính, kỹ năng quan trọng mà cần quan tâm, nuôi dưỡng cho trẻ  đó là tình yêu thương. Ba mẹ nên dạy con cách yêu thương chính bản thân mình cũng như mọi người xung quanh. Và để bồi đắp kỹ năng này, ba mẹ hãy tham khảo nuôi dưỡng thú cưng trong nhà hoặc làm gương để con noi theo mỗi ngày.

Cách dạy con học về tình yêu thươngCách dạy con học về tình yêu thương

Cách dạy con học cách tôn trọng và biết lắng nghe người khác

Thông thường, những đứa trẻ đều hành động theo bản năng và tự ý làm những điều mình muốn mà không xin phép hay hỏi ý kiến của người khác. Hay quay mặt đi khi không hài lòng về những điều mà người đối diện đang nói. Để chỉnh sửa thói quen xấu này cho con, trước tiên, ba mẹ cần bày tỏ tôn trọng với người cũng như với chính đứa con yêu của bạn. Đồng thời giải thích cho bé hiểu rằng, điều con làm không đúng. Nếu trẻ vẫn tự làm theo ý mình mặc kệ người lớn nói gì thì một biện pháp cứng rắn hơn cần phải được áp dụng, đó là những hình phạt. 

Cư xử nhẹ nhàng, dùng lời nói thay vì nắm đấm

Ba mẹ có thấy rằng, trẻ con rất hay bực tức cáu kỉnh cũng như hay có phản xạ đưa tay quờ quạng đánh để giải quyết vấn đề hay không? Lý do là bởi trẻ chưa biết cách và chưa được học cách cư xử, xử lý tình huống và điều chỉnh cảm xúc của mình như thế nào. Bởi vậy, trong trường hợp này, ba mẹ tuyệt đối không dùng cách “dạy bảo” trẻ bằng đòn roi. Thay vào đó, hãy dụng tình yêu thương, cư xử, nói chuyện nhẹ nhàng để cho bé có cảm giác an toàn, được lắng nghe và nhận thức được rằng, cư xử không hòa nhã là không tốt.

Luôn nói chuyện và giải thích với con nhẹ nhàngLuôn nói chuyện và giải thích với con nhẹ nhàng

Có thể thấy, dạy trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và không kém phần vất vả với bất kỳ ông bố bà mẹ nào. Hy vọng với những cách dạy con học kỹ năng xã hội mà KidsUP đã chia sẻ ở trên, ba mẹ có thể áp dụng và dạy bảo trẻ một cách thành công để giúp con lớn lên trở thành người có ích cho xã hội. 

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage