Nghe cách giáo dục trẻ không nghe lời cực kỳ sáng sáng suốt từ chuyên gia tâm lý

Trẻ ở độ tuổi 2 – 3 tranh cãi với bố mẹ từ 20 đến 25 lần mỗi giờ, theo Tiến sĩ John Sargent – bác sĩ Tâm lý trẻ em, Giáo sư khoa tâm thần học và khoa học hành vi của trường Đại học Y Baylor (Mỹ). Vậy làm sao để giảm tần suất con nói “KHÔNG” trước bất kỳ yêu cầu nào của bố mẹ đây, cùng tìm hiểu cách giáo dục trẻ không nghe lời từ chuyên gia nhé.

Theo bác sĩ John: “Trẻ đang bắt đầu nhận thức chúng có thể tự khẳng định mình và tranh luận là cách chúng có được sự tự tin. Thế giới còn quá mới mẻ và con vẫn đang khám phá, và chống đối, ăn vạ là phương thức giúp con có những sự kiểm soát nhất định trong thế giới đó”.

Mặc dù đứa trẻ nào cũng trải qua giai đoạn này, nhưng bố mẹ vì nhiều mối lo trong cuộc sống cũng đôi khi không giữ kiên nhẫn, khiến đôi bên bị thiệt hại về tinh thần. Tiến sĩ Elizabeth Berger, nhà tâm lý học trẻ em, chia sẻ một số mẹo trong cách dạy con không nghe lời để bố mẹ cùng con “vượt qua” thời kỳ khủng hoảng nhé.

Cảm thông nhưng không nhượng bộ

Đầu tiên bố mẹ trấn tĩnh bản thân rằng con cũng đang khó chịu, buồn bã. Đợi con trút hết bực dọc và bình tĩnh lại, lúc ấy con mới lắng nghe được lời bố mẹ nói.

Lắng nghe con để cảm thông là cách giáo dục trẻ không nghe lời

Lắng nghe con để cảm thông là cách giáo dục trẻ không nghe lời (nguồn: freepik)

Theo Tiến sĩ Elizabeth, thông thường bố mẹ nào nỗ lực giao tiếp với con và tôn trọng nhu cầu của trẻ sẽ bớt gặp phải rắc rối hơn”. Thay vì bắt ép, la mắng dẫn đến trận chiến không mấy vui vẻ, ví dụ nếu con không muốn đi ngủ, bố mẹ hãy lựa chọn giúp con nói lên cảm xúc của mình: “Con chưa buồn ngủ hả? Có vẻ con chưa muốn lên giường đúng không?”, trẻ sẽ cảm thấy được đồng cảm. Lúc này bố mẹ chuyển sang giai đoạn tiếp.

Cho con chọn lựa cũng là cách giáo dục trẻ không nghe lời

Càng là trẻ bướng bỉnh, sự kiểm soát và mong muốn độc lập càng cao, lúc này bố mẹ có thể trao quyền nhưng trong kiểm soát, bằng cách đưa ra chọn lựa cho con. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ đưa ra 2 lựa chọn, càng cụ thể càng tốt, mà trong khả năng thực thi của bố mẹ.

Ví dụ: Với trường hợp trẻ không muốn ngủ ở trên, bố mẹ cho con chọn “Mình xem 1 tập truyện hay đánh răng trước khi con đi ngủ nhé, con muốn chọn gì?”

Hạn chế dùng từ KHÔNG với con

Bản thân trẻ nghe nhiều từ “Không”, và hiểu đó là từ chối, nên con cũng bắt chước tương tự với bố mẹ. Bố mẹ càng từ chối con nhiều lần, con càng trở nên bướng bỉnh, khó nghe lời hơn.

Nói không với con không phải cách dạy trẻ bướng bỉnh

Nói không với con không phải cách dạy trẻ bướng bỉnh (nguồn: wordpress)

Thay vào đó, “hãy nói những điều khẳng định thay vì dùng phủ định, hãy nói về điều bạn muốn con làm hơn là điều bạn từ chối con”. Điều này đòi hỏi bố mẹ phải sửa dần thói quen cố hữu. Ví dụ, thay vì trước khi ăn cơm mẹ nói “Con không được ăn nếu như chưa rửa tay”. Thì giờ mẹ sửa lại, chỉ dẫn thành các bước cụ thể để con làm theo: “Con rửa tay đã nhé, rồi mình cùng ngồi ăn cơm”. Hoặc khi con muốn ăn kẹo trước giờ ngủ, mẹ thay vì cấm con không được làm thế, thì mẹ chỉ rõ tác hại “Ăn kẹo trước khi ngủ sâu răng đấy con. Mình sẽ ăn vào ngày mai nhé”.

Dự đoán phản ứng của con

Bố mẹ hoàn toàn có thể biết trước con sẽ phản kháng trong 1 số tình huống cụ thể. Ví dụ, bố mẹ đưa con đi chơi ở khu nhiều đồ chơi nhưng đến giờ con phải về rồi, và bé sẽ ăn vạ, la khóc. Lúc này bố mẹ cần linh hoạt khi gần đến giờ về thì chuyển hướng từ trước đó 15 – 20 phút cho con xem những thứ khác để tới lúc về, bé sẽ không bị hấp dẫn bởi đồ chơi mà đòi ở lại.

Đôi khi, chỉ cần linh hoạt và biết cách dự đoán sự việc một chút thôi là bố mẹ đã có thể tránh một trận ăn vạ, khóc lóc căng thẳng có thể xảy ra rồi.

Giữ vững lập trường: cách giáo dục trẻ không nghe lời

Cách giáo dục trẻ không nghe lời

Cách giáo dục trẻ không nghe lời (nguồn: scholastic)

Việc con có thể khăng khăng không nghe lời dù bố mẹ đã dùng nhiều cách là có thể xảy ra. Khi ấy, bố mẹ hãy cố gắng giữ vững lập trường nhưng không bằng một cuộc đôi co, tranh cãi. Mặc dù bố mẹ nên tôn trọng ý kiến của trẻ, nhưng những điều không đúng lúc, đúng chỗ thì không thể nuông chiều. Nó chỉ khiến cái tôi của con lớn hơn và càng khó dạy bảo. Ở ví dụ trên, con đã đến giờ ngủ, dù đã được đọc truyện, đánh răng nhưng vẫn không chịu nhắm mắt ngủ, bố mẹ hãy cương quyết dù con ỉ ôi, ăn vạ. Đừng vì thương con mà tặc lưỡi hết lần này đến lần khác, phải để cho trẻ hiểu, khi bố mẹ đã quyết thì con phải nghe lời, không thể thay đổi được để con biết mình không thể muốn gì được nấy trong nhà.

Việc trẻ nói “Không” đừng vội phán xét là con hư đốn, mà chỉ là bé đang khám phá giới hạn của mình trong nhà và học cách kiểm soát sự độc lập của mình. Vậy nên việc bố mẹ cần làm trong cách giáo dục trẻ không nghe lời là tôn trọng, kiểm tra tính độc lập ấy có phù hợp hay không mà có cách xử trí linh hoạt.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!