Dạy trẻ 3 tuổi vượt qua khủng hoảng nhanh chóng

Dạy trẻ 3 tuổi vượt qua khủng hoảng nhanh chóng

Trong tiến trình phát triển tâm lý của trẻ, khủng hoảng lên 3 được nhiều bố mẹ coi là thời điểm khủng khiếp nhất. Thế nhưng, đây chỉ là một giai đoạn phát triển bình thường mà hầu hết đứa trẻ nào cũng cần phải trải qua. Và với mỗi lần phải xử lý khủng hoảng, có lẽ bất cứ bố mẹ nào cũng cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Tuy nhiên, bố mẹ hãy đọc bài viết này để hiểu các bé hơn để có cách dạy trẻ 3 tuổi vượt qua khủng hoảng thật nhẹ nhàng và nhanh chóng nhé!

Dạy trẻ 3 tuổi vượt qua khủng hoảngDạy trẻ 3 tuổi vượt qua khủng hoảng

Sự phát triển của trẻ 3 tuổi

Đây là giai đoạn phát triển thể chất và trí tuệ mạnh mẽ. Trẻ đang bắt đầu biết đi, học nói, học cách nói lên suy nghĩ của mình, tìm tòi về cảm xúc, học cách chia sẻ. Bên cạnh đó, vào lúc này, trẻ tự nhiên muốn được khám phá môi trường xung quanh và muốn làm những việc theo cách riêng mà trẻ muốn. Đó là tất cả những hành vi bình thường có thể xảy ra ở bất cứ trẻ em nào. 

Tuy nhiên vì khả năng ngôn ngữ, biểu đạt cảm xúc và hành vi chưa được thành thạo nên con sẽ gặp khó khăn hơn trong giao tiếp với người lớn. Vì vậy, do không biết cách diễn đạt nên trẻ thường khóc lóc, mè nheo, ăn vạ để người lớn chú ý và hiểu những gì trẻ đang muốn. Ngoài ra, các kỹ năng vận động chưa được tốt nên các hành động có vẻ hơi vụng về như, trẻ muốn rót nước ra cốc nhưng không may làm đổ nước ra ngoài, trẻ muốn tự xúc ăn nhưng đưa trượt vào miệng…

Khủng hoảng lên 3 là điều hoàn toàn bình thườngKhủng hoảng lên 3 là điều hoàn toàn bình thường

Biểu hiện của cuộc khủng hoảng tuổi lên 3

Tức giận

Bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt khi trẻ bắt đầu bước vào cuộc khủng hoảng. Cụ thể, trẻ sẽ dễ nổi giận, khóc lóc, ăn vạ, la hét vui buồn nhanh chóng, và kèm các hành vi như: đánh, cắn, đá, ném đồ đạc…
Theo kết quả nghiên cứu từ năm 2003, ước tính có khoảng 75% cơn giận dữ ở trẻ giai đoạn 18 – 60 tháng kéo dài trong 5 phút hoặc ít hơn. Khủng hoảng ở bé trai và bé gái đều giống nhau.

Sự đối lập

Mỗi ngày, trẻ sẽ học và có được những kỹ năng mới. Và điều hiển nhiên là con muốn được thử những kỹ năng đó. Điều này dẫn đến sự tò mò, nghịch ngợm, lục lọi khắp mọi nơi của trẻ.
Giai đoạn này, trẻ có tư duy riêng, muốn được tự lập hơn nên muốn tự mình làm mọi thứ, và không khó hiểu khi trẻ sẽ nói “không” với bạn nhiều hơn.
Giai đoạn trẻ nói "không" với mọi thứGiai đoạn trẻ nói “không” với mọi thứ

Tâm trạng thất thường

Một phút trước trẻ có thể vui vẻ, chạy nhảy khắp nhà, nhưng chỉ với một điều gì đó không vừa ý thì trẻ có thể la hét, nằm lăn ra nhà khóc lóc. Đó là biểu hiện của sự thất vọng, không đồng ý của trẻ nhưng không biết cách diễn đạt bằng lời cho bạn hiểu.

Cách dạy trẻ 3 tuổi vượt qua khủng hoảng

Khi đối mặt với những hành vi tiêu cực của trẻ, bố mẹ cần tự nhắc nhở bản thân rằng trẻ không làm điều này với mục đích muốn cho bạn phát điên lên. Mà đó chính là cách mà trẻ mới biết đi đang cố gắng thể hiện sự độc lập mà không có kỹ năng giao tiếp để diễn tả điều đó. Khi không biết diễn đạt, một đứa trẻ có thể nhanh chóng trở nên thất vọng và không có cách nào khác để thể hiện những cảm xúc đó hơn là tức giận hoặc hung hăng.
Để giúp con và cả bố mẹ vượt qua giai đoạn khủng khủng khiếp này, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra những khuyến cáo sau:
  • Khen ngợi những hành vi tốt ở trẻ và không chỉ trích những hành vi sai của trẻ.
  • Không mắng, la hét, sử dụng bạo lực, vì điều này khiến cho trẻ học hỏi và sẽ cư xử tương tự như bạn.
  • Bình tĩnh – đây là điều quan trọng nhất. Khi con căng thẳng và bạn cũng căng thẳng thì chỉ khiến tình trạng thêm tồi tệ. Hãy đếm từ 1-10 hoặc hít thở thật sâu, hay làm bất cứ điều gì để có thể bình tĩnh lại.
Dạy trẻ 3 tuổi bằng cách đồng cảm và có thái độ tích cực với trẻĐồng cảm và có thái độ tích cực với trẻ
Những trận ăn vạ, khủng hoảng của trẻ lên 3 thật khủng khiếp và dễ khiến chúng ta mất kiên nhẫn. Nhưng bất cứ đứa trẻ nào cũng cần trải qua điều này để trưởng thành. Đây cũng là giai đoạn thích hợp nhất để rèn luyện các kỹ năng và nhân cách cho trẻ. Vì vậy, hãy thông cảm và áp dụng những cách dạy trẻ 3 tuổi vượt qua khủng hoảng mà KidsUP đã chia sẻ ở bài viết trên nhé. 

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!