Dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn chương trình sách giáo khoa mới

Dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn chương trình sách giáo khoa mới

Mỗi khi nhắc đến tiếng Việt, người ta thường hay nói rằng”Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Và quả thật đúng như vậy, tiếng Việt vốn dĩ rất phong phú, đa dạng. Trong đó có hệ thống 29 chữ cái, dấu thanh, các vần, ghép âm, các số… Hãy cùng KidsUP tìm hiểu kiến thức này thật kỹ để có thể dễ dàng dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt dễ dàng ngay tại nhà nhé!

 Dạy bé học bảng chữ cái tiếng ViệtDạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt

Nguồn gốc của bảng chữ cái tiếng Việt là gì?

Bảng chữ cái tiếng Việt được dựa trên hệ thống các ký hiệu ghi thanh lại phát âm của người Việt theo chữ cái Latin. Sau này, bảng chữ cái được đơn giản hóa cả về ký tự và phát âm. Từ đó, bảng chữ cái tiếng Việt là cơ sở để con người nghe, nói, đọc, hiểu những từ ngữ, đoạn văn, có ý nghĩa nhất định trong cuộc sống. 

Cụ thể, trong bảng chữ cái được đánh giá là chuẩn nhất – bảng chữ cái tiếng Anh, có 26 chữ cái Latin. Còn ở Việt Nam, không tính chữ F, J, W, Z còn 22 chữ rồi cộng thêm thêm 7 chữ như: Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư vào thành 29 chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt.

Dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn

Theo quy chuẩn mới nhất của Bộ giáo dục và Đào tạo, bảng chữ cái tiếng Việt sẽ bao gồm 29 chữ cái, 10 số và 5 dấu thanh. Trong đó, bảng chữ cái tiếng Việt cho trẻ em được phân thành 2 hình thức chữ viết nhỏ và chữ viết lớn. Cụ thể:

  • Chữ viết nhỏ được gọi là chữ viết thường, chữ thường, chữ in thường.
  • Chữ viết lớn được gọi là chữ viết hoa, chữ hoa, chữ in hoa.

Cấu tạo bảng chữ cái tiếng Việt cho bé chuẩn chương trình Bộ GD&ĐTCấu tạo bảng chữ cái tiếng Việt cho bé chuẩn chương trình Bộ GD&ĐT

Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ

Hiện tại, bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ trong đó có: 

12 nguyên âm đơn + 3 nguyên âm đôi

Nguyên âm đơn bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

Nguyên âm đôi: ia,yê, iê, ua, uô, ưa, ươ.

Cách đọc nguyên âm như sau: 

  • “a”, “ă” đọc gần giống nhau, chỉ thay đổi dựa trên vị trí đặt lưỡi, khẩu hình và độ mở của miệng khi phát âm
  • 2 âm “ơ”, “â” cũng tương tự như vậy nhưng “ơ” phát âm dài hơn “â”
  • Các âm cần đặc biệt lưu ý những âm có dâu hơi khó nhớ đó là “ơ,” “ư”, “ô”, “ă”, “â”
  • Âm “ă”, “â” không bao giờ đứng một mình trong chữ viết của tiếng Việt.

Một trong những cách giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ những âm này, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp Glenn Doman.

17 phụ âm đơn:

b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

 9 phụ âm ghép 2 chữ:

ph, th, tr, vh, gi, nh, ng, kh, gh.

1 phụ âm ghép 3 chữ

ngh. 

Hiện nay, có nhiều thông tin cho rằng, Bộ giáo dục đang xem xét kiến nghị của nhiều người về việc thêm 4 chữ cái F, J, W, Z của bảng chữ cái tiếng Anh vào bảng chữ cái truyền thống. Song cũng có nhiều cuộc tranh luận nảy lửa, chưa có ý kiến thống nhất mặc dù 4 chữ này xuất hiện khá phổ biến trên sách báo như: Zalo, Showbiz,…  

Có bao nhiêu loại trong bảng chữ cái tiếng Việt

Như đã nói ở trên, bảng chữ cái tiếng Việt được thể hiện dưới 2 hình thức viết là chữ in thường và chữ in hoa. Nét viết của 2 cách viết này có sự thay đổi khác nhau nhưng hoàn toàn giống nhau về cách phát âm. 

Dạy bé học bảng chữ cái viết tiếng Việt viết hoa

Bảng chữ cái viết hoa có vai trò quan trọng trong tiếng Việt. Thông thường những chữ cái này được viết phức tạp hơn, kích cỡ lớn hơn và thường được dùng để viết ở đầu câu hay khi viết tên riêng.

Dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa

Bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa

Tất cả những chữ này đều cùng một chiều cao và có đặc điểm vô cùng thú vị đó là một số chữ được viết theo hai cách khác nhau. Chẳng hạn như chữ M, N, Q. Một số khác cũng được sáng tạo, sửa đổi thêm cách viết dựa trên những nét cơ bản của chữ cái như: thêm nét, thêm những họa tiết hoa văn để chữ viết trở nên thu hút, đẹp mắt và ấn tượng hơn. Đây được coi là bộ môn viết chữ nghệ thuật.

Bảng chữ cái viết thường

Bảng chữ cái này cũng có 29 chữ nhưng thường được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn bảng chữ cái viết hoa. Nó được dùng trong các văn bản trừ tên riêng và dấu câu. 

Đặc điểm của những chữ cái viết thường là được tạo bằng cách lắp ghép từ những nét cơ bản như: nét xiên, nét thẳng, nét cong. Bởi vậy, đây chính là lý do, các bé cần thường xuyên rèn luyện những nét cơ bản một cách thành thạo. 

Các dấu thanh tiếng Việt

Có 5 dấu thanh cơ bản trong bảng chữ cái tiếng Viêt: dấu sắc (´), dấu huyền (`), dấu hỏi (ˀ), dấu ngã (~), dấu nặng (.).

Dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng ViệtDấu thanh trong bảng chữ cái tiếng Việt

Nguyên tắc đặt dấu thanh:

  • Đối với nguyên âm đôi, dấu sẽ được đặt ở nguyên âm đầu tiên như “lúa”, “của”,…. Tuy nhiên, một số từ như “quà”, “già” thì phụ âm đôi là “qu”, “gi” kết hợp với nguyên âm “a” nên dấu sẽ đặt ở nguyên âm này.
  • Nếu là nguyên âm 3 và nguyên âm đôi kết hợp với một phụ âm thì dấu sẽ nằm ở nguyên âm thứ 2. Chẳng hạn, “khuỷu”.
  • Trong trường hợp đặc biệt: nguyên âm có dấu như “ơ”, “ê”, thì dấu sẽ đặt ở chữ cái đó. Ví dụ: “thuế”.

Ứng dụng dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt nói riêng và dạy tiếng Việt nói chung. Song uy tín và được nhiều phụ huynh tin tưởng nhất phải nhắc đến KidsUP. Tích hợp chương trình tiền tiểu học, ngoài Toán, tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật,… Tiếng Việt trong KidsUP cũng được xây dựng bám sát chương trình mới nhất của Bộ. 

Chương trình dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt dễ dàngChương trình dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt dễ dàng

Bên cạnh đó, KidsUP giúp trẻ nhận biết chữ cái, ghép vần thật thú vị và hiệu quả thông qua loạt câu đố, trò chơi hấp dẫn. Luyện viết không giới hạn với bảng chữ cái chuẩn nét, ô li theo chương trình mới. Đồng thời hình thành 8 nhóm kỹ năng lớp 1 quan trọng 8 nhóm kỹ năng quan trọng được xây dựng dựa trên mục tiêu của Bộ giáo dục và Tiêu chuẩn Common Core State Standard Mỹ (Logic, Ghi nhớ, Tưởng Tượng, Ngôn Ngữ, Toán Học, Âm Nhạc, Vận Động Tinh (viết, vẽ), Quan Sát) cho trẻ tự tin đến trường.

Phần mềm hiện đã được hơn 1 triệu phụ huynh áp dụng và nhận rất nhiều giải thưởng to lớn cũng như bảo chứng từ các kênh truyền hình uy tín như: VTV1, QPAN, VTC,… 

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, KidsUP đã mang lại những kiến thức bổ ích giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong quá trình dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt. Đừng quên tham khảo chương trình tiền tiểu học bổ trợ cho bé ngay tại nhà của KidsUP. Liên hệ hotline 097 589 8413 để nhận được tư vấn, giải đáp miễn phí những thắc mắc của mình nhé!.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage