Trẻ cũng có thể bị kiệt sức: Cách mà bạn có thể giúp

tre-cung-co-the-bi-kiet-suc-cach-ma-ban-co-the-giup

Giúp trẻ đối diện với những cảm xúc và cơn khủng hoảng với 4 mẹo nhỏ từ KidsUP !

Chúng ta có bao nhiêu nỗi lo, trẻ cũng có thể có từng đó điều bất an, chỉ là thế giới của chúng có đôi phần khác với thế giới của người lớn. Những đứa trẻ cũng có thể gặp khủng hoảng và cảm thấy bất lực, y như chúng ta vậy. Mà có lẽ chúng cũng chưa thể đủ lớn để gọi tên những cảm xúc hay vấn đề của mình.

Trẻ cần rất nhiều sự kiên nhẫn, lắng nghe và thấu hiểu từ cha mẹ.

#1. HÃY CÓ NHỮNG CUỘC TRÒ CHUYỆN CỞI MỞ

Áp lực phải thành công hay đạt điểm cao/tuyệt đối có thể là nỗi sợ lớn nhất trong trẻ. Một chút thử thách đôi khi là cần thiết. Nhưng chúng cũng là con dao hai lưỡi khiến con trẻ kiệt sức, trong khi chúng ta chẳng hề hay biết.

tre-cung-co-the-bi-kiet-suc-cach-ma-ban-co-the-giup

Đôi khi những gì trẻ cần là một cuộc trò chuyện chất lượng

>>> Liên quan: 4 phương pháp dạy trẻ giao tiếp tốt 

Trẻ đôi khi chưa thể hiểu rõ yêu cầu/ nhu cầu của mình, hoặc em ngại phải nói ra điều đó. Là cha mẹ, chúng ta nên khuyến khích và dành thời gian để trò chuyện để con có thể cởi mở chia sẻ điều này. Dù gì đi nữa, có thể nói ra những khúc mắc trong lòng cũng có thể khiến lòng trẻ nhẹ đi đôi phần, và chúng ta cũng có thể dễ dàng hiểu để hỗ trợ con tốt hơn.

Hãy cố gắng duy trì sự trân thành và cởi mở trong giao tiếp với con ba mẹ nhé!

#2. CHỌN MỘT KHUNG THỜI GIAN CỐ ĐỊNH ĐỂ NGHỈ NGƠI

“Trẻ con thì có làm gì ngoài ăn-chơi-học đâu? Còn nhỏ thì việc học là quan trọng nhất rồi. Không học hành tới nơi thì về sau chẳng còn chốn để đi!” Đâu đó trong cuộc sống ắt hẳn cũng có đôi lần chúng ta nghĩ như vậy. Nhưng trẻ cũng cần những khung giờ nghỉ ngơi chất lượng và cố định.

>>> Liên quan: 7 bài tập giúp rèn luyện trí não cho trẻ

Dù nghỉ ngơi nhưng ba mẹ không nên mặc cho trẻ muốn làm gì làm. Hãy luôn cho trẻ những hướng dẫn và lựa chọn, để thời gian nghỉ ngơi không bị lãng phí vào những trò vô bổ, dành quá nhiều thời gian trước màn hình máy tính/điện thoại. Lúc này não bộ của con cần được nghỉ ngơi. Một giấc ngủ trưa ngắn, một bữa điểm tâm nhẹ, dành thời gian bên bạn bè, gia đình, hay vài trò chơi tư duy vui vẻ có thể là một sự lựa chọn tốt.

tre-cung-co-the-bi-kiet-suc-cach-ma-ban-co-the-giup

Dành thời gian thích hợp để trẻ được thư giãn

Ngoài ra ba mẹ có thể tìm những kiến thức mới và gợi ý con tìm hiểu, khám phá. Điều này rất tốt để con tự rèn luyện sự ham học hỏi và sáng tạo trong mình. Ba mẹ sẽ bất ngờ một ngày cô bé/cậu bé của mình đã khác và trưởng thành hơn rất nhiều.

Vì chúng ta đều biết rằng: “KIẾN THỨC LÀ SỨC MẠNH!

#3. XOA DỊU NHỮNG LỜI TỰ TRÁCH BẢN THÂN TRONG CON

>>> Liên quan: Xử lý những cảm xúc tiêu cực ở trẻ

Bạn đã bao giờ cảm thấy bản thân dù cố gắng thế nào cũng không “đủ tốt”? Bạn đã rất cố gắng nhưng chẳng bao giờ có thể đứng thứ nhất? Con đã chuẩn bị rất kỹ trước kì thi nhưng vẫn chưa thể đạt được điểm số như mong đợi? Hay trẻ dành rất nhiều thời giờ để hoàn thành một “công trình” nào đó và kết quả khiến em nản lòng?

Những cảm giác này có thể sẽ chẳng bao giờ mất đi, và chúng ta hay trẻ cũng rất ngại phải chia sẻ điều này với người khác. Chúng sẽ chất chồng và chẳng mấy chốc nuốt chửng lấy chúng ta.

tre-cung-co-the-bi-kiet-suc-cach-ma-ban-co-the-giup

Giúp con thêm thương bản thân mình

Lúc này ba mẹ cần ở bên động viên, và dạy con từ bé rằng kết quả không quan trọng bằng quá trình. Chúng ta nên trân trọng quá trình cố gắng nhiều hơn, và sự so sánh sẽ chẳng đi đến đâu cả. Kết quả đôi khi cũng không quan trọng. Điều quan trọng nhất là chúng ta không ngừng cố gắng để trở thành những phiên bản tốt hơn của chính mình!

#4. HỖ TRỢ SỰ SÁNG TẠO CỦA TRẺ

>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ

tre-cung-co-the-bi-kiet-suc-cach-ma-ban-co-the-giup

Sáng tạo là chìa khóa của thành công!

Sẽ chẳng có sự tiến bộ và sáng tạo nào nếu thiếu đi những thất bại và sai lầm cả. Sự dễ tổn thương hay thất bại thường được coi như là những điểm yếu mà không ai muốn. Có lẽ đây là lúc để chúng ta giúp trẻ và cũng giúp mình thay đổi cái nhìn về sự thất bại. Những “điểm yếu” này chính là cái nôi cho sự sáng tạo và đổi mới. Hãy giúp trẻ nhìn nhận điều này như những cơ hội, chấp nhận những điều chưa đúng của bản thân và bao dung với cả những lỗi lầm của người khác.

>>> Đọc thêm về những phương pháp nuôi dạy con hiệu quả tại ĐÂY

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử miễn phí

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!