7 Bài Tập Giúp Rèn Luyện Trí Não Cho Trẻ

7_bài_tập_giúp_rèn_luyện_trí_não_cho_trẻ

7 Bài Tập Giúp Rèn Luyện Trí Não Cho Trẻ

Trí não khỏe mạnh cũng quan trọng như rèn luyện thể chất và cơ bắp vậy. Nếu chúng ta để não bộ nghỉ ngơi quá lâu thì chẳng mấy chốc chúng sẽ trở nên trì trệ và lười biếng.

Ngày nay có rất nhiều hoạt động rèn luyện trí não vừa hiệu quả vừa đơn giản cho trẻ, để ngay từ nhỏ các em có thể nuôi dưỡng những thói quen lành mạnh cho mình. Dưới đây là những hoạt động mà ba mẹ có thể hướng dẫn con thực hành tại nhà hàng ngày.

1. CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỂ CHẤT ĐỂ NÂNG CAO SỨC KHỎE TINH THẦN

Tập thể dục thường xuyên và duy trì một chế độ ăn lành mạnh giúp củng cố quá trình hình thành những tế bào mới tại thùy não hải mã, nơi chịu trách nhiệm chính tổng hợp và ghi nhớ thông tin, kiến thức mới.

7_bài_tập_giúp_tăng_cường_trí_não_cho_trẻ

Rèn luyện trí não cũng quan trọng như rèn luyện thể chất

Một nghiên cứu được xuất bản vào năm 2013 đã làm thí nghiệm trên 2300 người và theo dõi hành vi và sự phát triển nhận thức của họ trong hơn 30 năm. Họ nhận thấy rằng 60% người tham dự ít có nguy cơ bị suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ khi bước vào tuổi già.

>>> Liên quan: Phát Triển Kỹ Năng Vận Động Tinh Cho Trẻ Theo Phương Pháp Montessori

Chăm sóc sức khỏe bao gồm không hút thuốc, duy trì chỉ số cân nặng lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả, và hạn chế sử dụng chất có cồn.

2. TẬP LÀM BẢN ĐỒ GIÚP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO

Ngoài dạy trẻ thuộc đường về nhà, bạn hãy thử thách con hệ thống lại và vẽ bản đồ lên giấy. Bản đồ này sẽ bao gồm những tuyến đường chính, tên đường, và những tòa nhà/cửa hàng nổi bật, quen thuộc với trẻ.

   7_bài_tập_giúp_tăng_cường_trí_não_cho_trẻ

Hướng dẫn trẻ vẽ lại bản đồ khu vực sống xung quanh

Sau khi hoàn thành bạn hãy cùng con so sánh với bản đồ thật trên Google. Nếu trẻ có thể hoàn thành thử thách này quá dễ dàng, bạn hãy thử đặt thử thách vẽ bản đồ nhà ông bà nội/ngoại hay đường đến trường nhé!

Xác định phương hướng tốt là một trong những kỹ năng cần thiết và cần được rèn luyện cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Điều này vừa giúp trẻ rèn luyện trí nhớ và hình thành nhận thức về không gian, vừa giúp em phát triển khả năng tư duy và bao quát vấn đề.

3. HỌC THÊM 1 KỸ NĂNG/KIẾN THỨC MỚI

Học thêm những kỹ năng hoặc kiến thức mới dù là nhỏ và đơn giản cũng có thể giúp não bộ của chúng ta được rèn luyện và luôn trong trạng thái sẵn sàng cho những thử thách mới.

Bạn có thể hướng dẫn con làm thử một món ăn đơn giản, cách chọn ra những quả cà chua và rau củ chất lượng, thử làm một dạng bài tập mới hay tìm hiểu nguồn gốc của những công thức, nhân vật mới trong sách giáo khoa.

7_bài_tập_giúp_tăng_cường_trí_não_cho_trẻ

Giúp con học thêm những điều mới mỗi ngày

Ngoài ra học chơi nhạc cụ cũng là một sở thích cực kỳ bổ ích giúp con phát triển cân bằng cả 2 bán cầu não, linh hoạt và sáng tạo hơn. Những điều thú vị này không chỉ giúp trí não thường xuyên được “tập thể dục” lành mạnh, mà còn giúp trẻ khám phá thêm những điều mới và tìm ra những sở thích, sở trường riêng của mình.

4. THỬ DÙNG TAY KHÔNG THUẬN ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO TOÀN DIỆN

Bạn hãy thử tạo ra những trò chơi và thử thách nhỏ khi ăn hoặc khi viết để con có thể thử dùng tay không thuận còn lại của mình. Điều này có thể hơi bừa bộn một chút, và trẻ sẽ gặp phải không ít khó khăn, nhưng đây chính là mục đích của thử thách này. Một chút thử thách và khó khăn là “món ăn tinh thần” của bộ não, và điều này sẽ nuôi dưỡng chúng phát triển toàn diện hơn.

>>> Liên quan: Đăng Ký Học Thử 0Đ Chương Trình Toán Tư Duy Phát Triển Toàn Diện 2 Bán Cầu Não Cho Trẻ Từ 4>7 Tuổi

5. GIAO TIẾP XÃ HỘI

Nghiên cứu từ năm 2019 chỉ ra rằng những người hay giao thiệp với xã hội có ít nguy cơ mắc phải những bệnh về trí nhớ và Alzheimer hơn những người khép kín. Hoạt động này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phần não bộ khác nhau, đồng thời rèn luyện những kỹ năng/phản xạ tay chân, như là chơi thể thao, hay ngôn ngữ cơ thể. Tất cả đều có lợi cho sự phát triển não bộ và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ.

7_bài_tập_giúp_rèn_luyện_trí_não_cho_trẻ

Giúp con kết bạn

>>> Liên quan: 4 Phương Pháp Dạy Trẻ Giao Tiếp Tốt 

Tuy nhiên chúng ta không nên bắt ép khi điều này gây quá nhiều sự khó chịu và bất mãn từ con. Vì mỗi đứa trẻ được sinh ra với những cá tính khác nhau, và chúng đều đáng được trân trọng. Vậy nên bạn hãy gợi mở con kết bạn và những quy tắc ứng xử tối thiểu, hoặc tạo cơ hội cho con tham gia những hoạt động ngoại khóa với chủ đề mà em thích, tham gia câu lạc bộ, hay những nhóm hoạt động nhỏ.

Điều đơn giản và cũng quan trọng nhất là em có cảm giác và thật sự được gắn kết với những thành viên khác trong gia đình.

6. NGỒI THIỀN GIÚP RÈN LUYỆN TÂM TRÍ

Làm thế nào để hướng dẫn trẻ ngồi im và thiền định? Thiền định đôi khi là “ngồi im” và hít thở, mỗi khi thấy quá sức vì bài tập hay tức giận, bạn hãy giúp con có thể hít thở đều và tĩnh lặng một chút để tìm ra giải pháp thích hợp, dù những lần đầu sẽ rất khó khăn và cần nhiều kiên nhẫn từ bạn.

7_bài_tập_giúp_tăng_cường_trí_não_cho_trẻ

Thiền định có thể giúp cải thiện sự tập trung, sự đồng cảm, và thậm chí là tăng cường hệ miễn dịch.

7. TẬN DỤNG NHỮNG TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ

Những trò chơi trí tuệ giúp não bộ được rèn luyện một cách tự nhiên và đầy thú vị, sáng tạo. Những bài tập này giúp cải thiện khả năng linh hoạt, giúp khả năng tư duy của cả trẻ và người lớn trở nên nhạy bén hơn, thậm chí là thông minh hơn.

>>> Liên quan: Tìm Hiểu Về Những Trò Chơi Trí Tuệ Bổ Ích Cho Trẻ

KẾT

Thay vì để trẻ dành quá nhiều thời gian vào những chương trình vô bổ trên điện thoại, TV, bạn có thể duy trì sự hào hứng của con với một hiệp cầu lông, đá cầu, đá bóng, khám phá những sở thích và hoạt động mới, tới thăm nhà một người bạn/người thân, hay ngồi thiền cùng bé trong khoảng từ 5-10 phút và chơi một vài trò chơi sáng tạo.

Đó vừa là những hoạt động thú vị, vừa có thể giúp con dành thời gian hiệu quả để có lợi cho quá trình phát triển của mình.

>>> Đọc thêm về những phương pháp nuôi dạy con hiệu quả tại ĐÂY

 

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage