Nuôi Dưỡng Tiềm Năng Của Trẻ (P2)

nuoi-duong-tiem-nang-cua-tre-p2

Xem phần 1 tại: Nuôi Dưỡng Tiềm Năng Của Trẻ (P1)

Nuôi dưỡng tiềm năng của trẻ từ sớm như cách người Nhật làm. Những bài học về cách dạy con đơn giản nhưng sâu sắc, giúp con lớn lên lành mạnh và trưởng thành hơn!

KHÔNG ĐẶT NẶNG QUÁ NHIỀU KỲ VỌNG LÊN CON

Chúng ta thường vô thức kỳ vọng rất nhiều vào con cái của mình, và đôi khi điều này trở thành gánh nặng cho con, và trở thành nỗi thất vọng cho chúng ta nếu con cái chưa hoặc không thể áp ứng tiêu chuẩn như chúng ta hi vọng. Và việc chỉ trích con là kết quả thường thấy ở nhiều gia đình.

>> Tìm hiểu thêm: Ứng Dụng Học Toán Tư Duy Kiểu Nhật 

Trước khi đặt ra kỳ vọng và áp đặt chúng lên trẻ, ba mẹ hãy trò chuyện để hiểu và để con có cơ hội để kể về những mong ước riêng của mình. Chúng ta chỉ nên đứng ở vị trí người hướng dẫn, ủng hộ, dù kết quả như thế nào, điều quan trọng nhất là con đã biết đặt ra mục tiêu và cố gắng để thực hiện chúng. Nói một cách khác, quá trình mới là điều quá trọng nhất!

HƯỚNG DẪN CON CÁCH TỰ TRA CỨU VÀ HỌC HỎI

Ngoài kiến thức trong sách vở hay trên trường lớp, ba mẹ hãy hướng dẫn con sử dụng từ điển hay tra thêm thông tin cần thiết ở trên mạng nhé! Thay vì cung cấp thông tin cho trẻ và để chúng tiếp thu một cách thụ động thì con có thể chủ động tìm kiếm, khám phá và học hỏi những kiến thức mong muốn. Điều này giúp chúng ghi nhớ lâu hơn, từng bước nuôi dưỡng thói quen ham học hỏi trong mình.

nuoi-duong-tiem-nang-cua-tre-p2

Điều này đồng thời cũng giúp quá trình học tập bớt nhàm chán hơn đối với trẻ. Lúc này trẻ là người “cầm lái” trên con đường học hỏi riêng của mình! Chắc hẳn đây là một trải nghiệm rất khác và tuyệt vời so với chỉ đón nhận thông tin một cách thụ động.

SỰ KIÊN NHẪN LẶP ĐI LẶP LẠI CỦA BA MẸ

Trẻ sẽ không thể nhanh chóng ghi nhớ mọi nguyên tắc và lời chỉ bảo của bạn chỉ trong 1,2 lần đầu tiên. Và chúng thường xuyên ngô nghê hỏi đi hỏi lại 1 vấn đề, hay lặp đi lặp lại 1 lỗi sai. Đừng kỳ vọng con có thể thay đổi chỉ trong vài lần nhắc nhở đầu tiên. Để một đứa trẻ có thể thực sự thành thạo một thứ gì đó hay hình thành một thói quen lâu dài thì cần ít nhất là 3 tháng tập luyện. Vậy nên ba mẹ hãy hết sức kiên nhẫn với sự thay đổi và phát triển của con nhé!

HẠN CHẾ TỐI ĐA VIỆC CHO TRẺ XEM TV

Trẻ xem TV từ quá sớm và quá nhiều sẽ khiến những cấu trục ở đại não của trẻ bị phá vỡ. Điều này là hậu quả từ sự tác động của dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt tới thùy não trước, phần tạo ra năng lực suy nghĩ của con người.

ĐỌC TRUYỆN CỔ TÍCH CHO TRẺ

Thế giới thần tiên và những giai thoại đi vào sử sách trong những câu truyện cổ tích là chất liệu và niềm cảm hứng bất tận cho sự sáng tạo của trẻ sau này. So sánh với thế giới thực ta dễ dàng thấy rằng: trong truyện có thảm thần, còn ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện có phép thuật khiến cửa bật mở mà chẳng cần động tay, còn ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa tự động cảm biến, …

nuoi-duong-tiem-nang-cua-tre-p2

Ba mẹ đừng lãng phí những nguyên liệu sáng tạo cực kỳ hữu ích này cho con nhé!!

KHEN HÀNH VI CỤ THỂ CỦA CON

Thay vì chỉ khen chung chung như: “Con giỏi quá!”  hay “Xuất sắc!”, thì ba mẹ hãy đưa ra nhưng lời khen cụ thể hơn. Ví dụ như là: “Con mẹ gấp quần áo gọn gàng quá!”, “Con đã giữ phòng rất ngăn nắp đấy”, “Cảm ơn con đã giúp đỡ mẹ dọn bàn”, …

Lời khen cụ thể cho những hành động cụ thể giúp trẻ nhận thức rõ rệt và cố gắng hoàn thiện hơn.

DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT THƯỜNG XUYÊN

Thay vì nhiều giờ để Youtube, Tiktok hay TV trong con, ba mẹ hãy dành thời gian tìm hiểu và tạo cơ hội để trẻ được hoạt động thể chất và ngoài trời thường xuyên nhất có thể! Đối với trẻ lên 2, ba mẹ hãy cho con luyện đi bộ đều đặn hàng ngày, và nâng khoảng cách luyện tập từ 10-20m. Ngoài ra ba mẹ có thể bỏ túi câu châm ngôn cực kỳ nổi tiếng này của các phụ huynh Nhật Bản nhé: “Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”.

>>> Đọc thêm về cách dạy con cùng KidsUP tại ĐÂY 

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage