Cách dạy trẻ đánh vần từ bước đầu tiên cho bé từ 4 – 5 tuổi

Dạy trẻ luyện tập ghi nhớ mặt chữ cái

Nhiều ba mẹ không muốn con gần đến lúc vào lớp 1 mới dạy đánh vần học chữ. Ngay từ 4 tuổi, con đã được tiếp xúc với đánh vần thông qua các trò chơi, hoạt động ngay tại nhà để trẻ “mưa dần thấm lâu”. Nếu ba mẹ thấy con mình con có khả năng tiếp thu sớm, đừng ngần ngại áp dụng các cách dạy trẻ đánh vần dưới đây nhé!

Cách dạy trẻ đánh vần thông qua việc làm quen với chữ cái tiếng Việt

Ba mẹ có thể chọn nhiều cách tiếp cận hoàn toàn tự nhiên như: dán bảng tên các đồ vật trong gia đình ở những chỗ trẻ thường xuyên nhìn thấy: kệ sách, tủ lạnh, tivi, cánh cửa, tủ quần áo,… Mỗi khi sử dụng bất kỳ món đồ nào ba mẹ có thể đọc tên để trẻ bắt đầu được làm quen dần. Tiếp đó, ba mẹ nên tạo những khoảng thời gian đọc sách với ba mẹ. Theo đó, ba mẹ sẽ đánh vần tựa đề mỗi cuốn sách, vừa đánh vần vừa chỉ tên từng chữ cái trong đó. Những việc làm ấy cứ lặp lại, diễn ra đều đặn mỗi ngày khiến việc đánh vần đến với trẻ một cách tự nhiên, khiến chúng dần trở nên quen thuộc với trẻ.

cách dạy trẻ học chữ

Cách dạy trẻ học chữ (nguồn: giaoducsom)

Sau khi đã trải qua làm quen tiếp xúc bước đầu, ba mẹ có thể đặt bảng chữ cái tiếng Việt trong góc phòng của con, nên chọn bảng chữ cái thường, và mỗi tuần sẽ có khoảng 2 – 3 hoạt động thay đổi liên tục để duy trì hứng thú của bé. Ban đầu mẹ bắt đầu đọc tên chữ cái trong bảng để bạn đọc theo. Giai đoạn bạn ấy sẽ gặp khó khăn khi phát âm các chữ cái, mẹ cố gắng kiên trì giúp bạn phát âm cho đúng chuẩn. Đặc biệt ba mẹ không nổi nóng để những bước đầu học tập trở nên căng thẳng, áp lực.

Tạo các hoạt động ghi nhớ mặt chữ cái tiếng Việt

Khi trẻ đã cơ bản thành thạo phát âm các chữ cái, mẹ tạo thật nhiều hoạt động để bạn ấy ghi nhớ mặt chữ tốt hơn. Các trò chơi có thể diễn ra ở bất kì đâu như ở nhà, khi đi siêu thị với mẹ qua một quầy hàng, mời bạn tham gia tìm chữ cái trong hình, hoặc khi đi học từ trường về ngang qua bãi cát, sỏi, có thể cùng nhau xếp các hạt sỏi tạo hình chữ cái, hoặc mua những viên sỏi nhân tạo, hoặc tăm tre tạo hình trên mặt bàn, trên sàn…

Với những hoạt động ấy, khả năng sao chép và ghi nhớ của trẻ được rèn luyện mỗi ngày, tốt hơn trước nhiều, tự nhiên và nhẹ nhàng hơn cách học bảng chữ cái truyền thống nhiều. Tuy nhiên đều đặn ba mẹ nên yêu cầu trẻ đọc lại bảng chữ cái để hệ thống những hình ảnh mà trẻ ghi nhớ được.

Dạy trẻ luyện tập ghi nhớ mặt chữ cái

Dạy trẻ luyện tập ghi nhớ mặt chữ cái (nguồn: giaoducsom)

Cách dạy trẻ đánh vần thông qua nhiều hoạt động

  • Mua bảng treo trên tường rồi viết chữ lên, dạy con từng chữ, một tuần chỉ dạy con 1-2 chữ đến khi thành thạo, hoặc mua 1 bộ chữ tượng hình có kèm ảnh
  • Ba mẹ có thể dạy con các từ gần gũi với trẻ: tên của con, tên mọi người trong nhà, rồi sau đó là tên các đồ vật quen thuộc trong nhà, nhờ vậy bé sẽ quan tâm hơn và có sự lặp lại nhiều để trẻ ghi nhớ. Hàng ngày, ba mẹ cho con viết tên mình dưới các bức tranh tự vẽ, vào đồ vật cá nhân của con như ba lô, hộp bút, bàn chải đánh răng…
  • Chơi đồ hàng: Hai mẹ con tổ chức trò chơi “bán” chữ, nếu từng chữ mua lẻ thì chỉ giá 1 đồng, nhưng khi bán nhiều chữ tạo thành từ có ý nghĩa thì bán “đắt” hơn. Mẹ nên bắt đầu từ các chữ có 2 từ ví dụ như “áo”, “ba”, “mẹ”, “cá”,… dạy bé xếp dần những chữ gần gũi, có ý nghĩa đơn giản.
  • Để ôn chữ đã học, đừng kiểm tra hay bắt bé ôn lại bài. Mẹ có thể tổ chức tìm chữ cái bị mất. Ví dụ từ “bàn” chỉ còn “…àn” và cho con lựa chọn giữa 2 từ “b” hay “d” là đáp án đúng, hỏi con một cách tự nhiên ghép chữ nào thì đúng nhỉ. Ba mẹ nên cho con các đáp án lựa chọn để trẻ đỡ sợ trả lời sai.

Nếu ba mẹ không có nhiều thời gian hoặc không đủ sáng tạo, khéo tay chuẩn bị các trò chơi cùng với con, trẻ có thể chơi sẵn và tự động hoàn toàn. Từ việc cho trẻ làm quen với việc phát âm bảng chữ cái, đến quen mặt bảng chữ cái hay các hoạt động tìm từ thiếu trong từ, tập viết chữ cái, đếm chữ… đều có sẵn trong 1 ứng dụng duy nhất, mang tên Kids UP.

Cách dạy trẻ đánh vần với Kids UP

Cách dạy trẻ đánh vần với Kids UP

Chỉ với 20 phút học tập mỗi ngày, con “mưa dầm thấm lâu” kiến thức. Việc học không nhất thiết phải ngồi vào bàn học mà con có thể học mọi lúc mọi nơi chỉ với chiếc điện thoại, thông qua các trò chơi vui nhộn, trực quan, dễ hiểu. Nhờ đó kiến thức được tiếp thu một cách tự nhiên, “học mà chơi, chơi mà học”, không làm mất tuổi thơ con hay không hề nhồi nhét kiến thức cho trẻ nhỏ.

>>>>> Ba mẹ có thể tham khảo cách dạy trẻ đánh vần từ những bước đầu tiên tại ĐÂY.

 

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!