7 cách giúp con ham học (1-3 tuổi)

7-cach-giup-con-ham-hoc-1-3-tuoi

Dưới đây là tổng hợp 7 cách đơn giản giúp con ham học hơn (1-3 tuổi). Những trải nghiệm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong thái độ học tập của con sau này. Mọi hỗ trợ và hướng dẫn nhỏ từ ba mẹ có thể tạo ra thay đổi lớn trong tương lai của bé. 

CHIA SẺ ĐAM MÊ

Thái độ của ba mẹ đối với những sở thích cá nhân của mình cũng ảnh hướng rất lớn tới trẻ. 

Hàng ngày ngoài cũng cuộc chuyện trò thông thường, ba mẹ đừng ngại chia sẻ với con về những kiến thức hay trải nghiệm của bản thân về những chủ đề ba mẹ quan tâm như là thể thao, âm nhạc, thời trang, nấu nướng, … 

7-cach-giup-con-ham-hoc-1-3-tuoi

Có thể bé sẽ chẳng hiểu gì nhiều về những điều lạ lẫm này, nhưng chính thái độ vui vẻ và hào hứng cua ba mẹ với những điều đó tạo nên những ấn tượng đầu đời, rằng việc có đam mê và học hỏi những điều mới cũng cực kỳ thú vị! 

PHÁT TRIỂN TỪ TƯỞNG TƯỢNG TỚI SÁNG TẠO

Dù bé đã biết đọc hay chưa, ba mẹ có thể cho bé tiếp cận với sách tranh, đặt những câu hỏi về nọi dung câu chuyện hay biểu cảm nhân vật để khơi gợi trí tưởng tượng và sáng tạo của bé. 

Một chi tiết nhỏ nhưng hay bị bỏ qua, nếu có thể ba mẹ đừng quên tạo ra nhiều không gian cho sách trong nhà để bé có thể tiếp cận bất cứ khi nào bé muốn nhé! 

>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ

KHÁM PHÁ SỞ THÍCH

Tìm ra những đam mê cho con từ sớm khiến tài năng của con có thể được phát triển tốt nhất trong giai đoạn vàng. 

Nếu bé thích thể thao, hãy cố gắng tạo cơ hội để bé được tiếp xúc tay và tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên với ba mẹ và các bạn. Nếu bé thích xem phim, ba mẹ hãy dành thời gian tìm hiểu những bộ phim hoạt hình có tính giáo dục cao.

HỖ TRỢ ĐÚNG LÚC

Chúng ta cần kiên nhẫn với con hơn, để bé không phải làm quen với sức ép, sự căng thẳng từ quá sớm. Nếu con làm sai, hãy giải thích cho con lí do, và thay vì làm hộ bé, ba mẹ nay động viên để con tự tìm ra giải pháp cho vấn đề. 

7-cach-giup-con-ham-hoc-1-3-tuoi

Cảm giác có thể tự giải quyết vấn đề là những nền tảng tư sớm xây dựng sự tự tin trong bé. 

ĐẶT CÂU HỎI PHÙ HỢP

Ba mẹ không nên đặt những câu hỏi quá dễ hay quá khó so với lứa tuổi của con. Nếu quá dễ thì trẻ sẽ cảm thấy chẳng cần cố gắng nữa, còn quá khó thì lại dễ sinh nản lòng. 

Nếu trẻ đặt những câu hỏi mà bạn cũng không biết, hãy thẳng thắn cùng con tìm hiểu. 

CHỈ THƯỞNG KHI CẦN THIẾT

Ba mẹ không nhất thiết phải thưởng mỗi khi con hoàn thành một cuốn sách, bài tập, hay bất cứ công việc nào. Điều này dễ hình thành tâm lí ỷ lại, giảm chú trọng đến quá trình, chỉ quan tâm tới phần thưởng cuối cùng của bé. 

>>> Liên quan: 6 Bí Quyết Giúp Thay Đổi Thái Độ Học Toán Của Trẻ

Trạng thái học hỏi lí tưởng nhất là khi con thực sự thấy tò mò và chủ động muốn khám phá thế giới xung quanh. Trong khi đó những phần thưởng có thể làm giảm hoặc mất đi nguồn động lực quý giá này. 

TRÂN TRỌNG QUÁ TRÌNH HƠN LÀ KẾT QUẢ

Tuy nhiên, nếu chính ba mẹ cũng quá coi trọng vào kết quả và tương lại sẽ tạo ra những áp lực vô hình cho con. Mặc dù điều này là cần thiết, nhưng bạn hãy cố gắng đừng đặt kỳ vọng của bản thân quá cao, và tôn trọng quá trình phát triển và những trải nghệm của bé. 

>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY  

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!