5 bước kỷ luật lành mạnh với trẻ

5-buoc-ky-luat-lanh-manh-voi-tre

Tại sao kỷ luật lành mạnh lại quan trọng? Kỷ luật sai cách có thể dẫn tới những hệ quả như tăng tỷ lệ bỏ học, trầm cảm, sử dụng chất kích thích, các vấn đề về tim mạch, hay thậm chí là tử tự ở người trẻ sau này. Kỉ luật lành mạnh nghĩa là xây dựng mối quan hệ tin cậy với trẻ, và đặt ra những rảnh giới rõ ràng, hợp lý với từng hành vi của trẻ. Khi một giải pháp nào đó không đem lại hiệu quả, nghĩa là đã đến lúc chúng ta thay đổi.

1. DÀNH THỜI GIAN RIÊNG VỚI TRẺ

Bạn có thể bắt đầu với 20 phút hay thậm chí là chỉ 5 phút mỗi ngày để thực sự ở bên con, để chúng có thể cảm nhận sự hiện diện và bạn thực sự quan tâm tới chúng.

5-buoc-ky-luat-lanh-manh-voi-tre

Bạn có thể kết hợp với hoạt động thường nhật như cùng rửa bát, bat nói chuyện phiếm khi đang dọn bàn ăn. Điều quan trọng là bạn tập trung vào trải nghiệm và những câu chuyện của con. Vậy nên, hãy thử tắt TV, cất điện thoại, và thực sự dành thời gian bên con.

2. KHEN NGỢI NHỮNG ĐIỂM TỐT

Chúng ta thường có xu hướng chỉ chú ý vào những hành động sai của trẻ. Điều này có thể khiến trẻ hiểu nhầm rằng, đó là một cách để thu hút sự chú ý của bạn. Và hậu quả là chúng lại càng muốn làm điều xấu hơn là sửa sai.

>>> Liên quan: 6 Bí Quyết Giúp Thay Đổi Thái Độ Học Toán Của Trẻ

Trẻ nhỏ thích được khen ngợi. Điều này khiến chúng cảm thấy bản thân thật quan trọng và được yêu thương. Hãy để ý hơn. Đây cũng là cách để khuyến khích chúng trở nên ngoan và nghe lời hơn.

3. ĐẶT RA NHỮNG KỲ VỌNG RÕ RÀNG

Nói rõ ràng với trẻ về những điều bạn muốn chúng làm hiệu quả hơn là nạt chúng không được làm gì. Khi bạn yêu cầu trẻ đừng gây rối, hay hãy ngoan ngoãn, chúng không thực sự hiểu ý bạn. Hãy đưa ra những yêu cầu cụ thể và trực tiếp như “Con hãy dọn hết đồ chơi và đề vào trong hộp này nhé.”

Việc đưa ra những kỳ vọng và yêu cầu thực tế cũng rất quan trọng. Chúng ta không thể yêu cầu con phải trật tự và không được làm phiền cả ngày được. Thay vào đó, ví dụ như bạn có thể yêu cầu trẻ im lặng trong 10 phút khi bạn đang nói chuyện điện thoại.

>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ

4. ĐÁNH LẠC HƯỚNG MỘT CÁCH SÁNG TẠO

Khi trẻ trở nên thực sự khó bảo, bạn có thể đánh lạc hướng chúng bằng một hoạt động thú vị nào đó khác. Bạn có thể giới thiệu chúng một trò chơi mới, đưa chúng sang chơi ở 1 phòng khác, hay cùng đi bộ một lúc để thay đổi không khí.

5-buoc-ky-luat-lanh-manh-voi-tre

Chọn thời điểm thích hợp cũng cực kỳ quan trọng. Mục đích của việc đánh lạc hướng chúng là khi bạn nhận ra những rủi ro chuẩn bị tới, và quyết định đi đến hành động. Hãy để ý khi mọi chuyện bắt đầu có xu hướng tệ hơn, như khi trẻ bắt đầu trở nên cáu bẳn, 2 anh em chuẩn bị giành nhau một món đồ chơi, hay những tình hướng tương tự khác.

5. CỐ GẮNG GIỮ BÌNH TĨNH, DÙ THẾ NÀO ĐI NỮA

Một cột mốc của sự trưởng thành là trẻ nhận thức đủ để hiểu rằng chúng sẽ phải chịu trách nghiệm cho mọi hành động của mình.

Hãy cho trẻ cơ hội để làm điều đúng đắn bằng cách giải thích cho chúng hiểu về những hậu quả của những hành động sai trái. Ví dụ như là, nếu muốn con ngưng vẽ bậy lên tường, bạn hãy nhẹ nhàng đề nghị dừng lại hoặc không bạn sẽ cắt thời gian chơi của chúng. Điều này đóng vai trò như 1 lời cảnh cáo đồng thời cho chúng cơ hội để có thể thay đổi hành động của mình.

Nếu trẻ vẫn không dừng lại, bạn hãy thực hiện như những gì đã nói một cách bình tĩnh. Điều này là không hề dễ dàng, vậy nên ba mẹ hãy cố gắng nhé!

5-buoc-ky-luat-lanh-manh-voi-tre

Còn nếu trẻ nghe lời, bạn hãy khen ngợi, và cho chúng thấy rằng tại sao việc giữ gìn quy định hay kỷ luật là vô cùng quan trọng. Việc giữ bình tĩnh giúp trẻ học được rằng chúng phải chịu trách nghiệm cho hành động của mình, một cách hiệu quả.

Sự kiên định chính là chiếc chìa khóa trong việc dạy con một cách lành mạnh. Và những hình phạt cũng cần phải hợp lý và thực tế nữa.

>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY  

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage