3 Giai Đoạn Vàng Phát Triển IQ Cho Con, Ba Mẹ Không Nên Bỏ Lỡ

 

Trí thông minh của trẻ sẽ được cải thiện rất nhanh, học đâu nhớ đó nếu ba mẹ nắm bắt được giai đoạn vàng phát triển trí não. Giáo sư Richard Weissbourd, một nhà tâm lý học gia đình và trẻ em người Mỹ đã phát hiện ra rằng, trẻ em có 3 cơ hội để trở nên thông minh hơn theo từng độ tuổi từ 0 – 10.

 

Vì sao khi trẻ từ 0-10 tuổi được coi là giai đoạn vàng ?

Nhiều người thường nghĩ, trí thông minh của trẻ quyết định đa số bởi yếu tố bẩm sinh. Nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Ngoài yếu tố bẩm sinh, còn có nhiều thứ tác động vào khiến IQ thay đổi. Bố mẹ nào cũng đều mong mỏi con mình được học hành giỏi giang, thông minh sáng dạ. Nhưng không phải ai cũng biết, chỉ có một số giai đoạn vàng phát triển trí não trẻ. Nếu nắm bắt được giai đoạn này, IQ của trẻ sẽ cải thiện rất nhanh.

Thông qua nghiên cứu, giáo sư Richard Weissbourd phát hiện ra rằng: Trước 12 tuổi, các liên kết thần kinh não bộ liên quan đến thị giác, thính giác, ngôn ngữ, nhận thức phát triển nhanh và gần như hoàn thiện. Sau 12 tuổi, sự phát triển các chức năng não bộ ở trạng thái trì tuệ hơn so với trước đó.

Ý nghĩa thời thơ ấu đối với con người rất quan trọng. Đây là thời điểm trẻ có được những kinh nghiệm, bài học cần thiết. Thông qua đó tạo sự tương tác với người lớn. Đặc biệt giúp con có sự chuẩn bị đầy đủ khi bước vào giai đoạn trưởng thành.

Chính vì thế, giai đoạn thời thơ ấu cực kỳ quan trọng để hoàn thiện trí thông minh của một người. Nếu bố mẹ không chú ý tới giai đoạn này, khi sự khủng hoảng của con cái xảy ra thì mọi thứ đã quá muộn để thay đổi. Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, đồng thời cải thiện IQ của con cái, bố mẹ nên tập trung vào 3 giai đoạn vàng sau đây:

Khi trẻ 0-3 tuổi

Khi trẻ mới sinh ra, tốc độ kết nối của các nơ – ron thần kinh cực kì nhanh. Vì vậy, chúng cần tiếp nhận tất cả những thứ mới mẻ thông qua các kích thích từ bên ngoài. Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng đây chính là giai đoạn vàng đầu tiên của sự phát triển trí não, trẻ sẽ bắt đầu nhận biết thế giới, bắt chước, học nghe nói và hình thành các kĩ năng cơ bản.

Trẻ nhỏ đặc biệt thích làm theo các hành vi giống với cha mẹ. Con luôn rất tập trung vào những việc cha mẹ làm, chăm chú quan sát và ghi nhớ vào bộ não, sau đó sẽ lặp lại hành vi đó.

Ngoài ra trẻ em trong giai đoạn này cũng có ý thức cạnh tranh mạnh mẽ. Chẳng hạn khi hai đứa trẻ cùng ăn với nhau, trẻ sẽ ăn nhanh hơn nhiều khi ăn một mình. Hoặc khi cùng chơi đồ chơi với nhau, trẻ có xu hướng muốn tranh giành món đồ chơi mà đứa trẻ còn lại đang cầm.

Vì vậy các bậc phụ huynh hãy cố gắng hết sức để cung cấp cho con một môi trường sống tốt nhất; cố gắng kiểm soát hành vi – lời nói của mình để trẻ không bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực.

Từ 5-7 tuổi là giai đoạn phát triển IQ mạnh nhất của trẻ

Sau 3 tuổi, trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn và chịu tác động bởi nhiều thứ. Lúc này, não bộ sẽ bước vào giai đoạn phát triển nhanh. Những em bé bắt đầu nhận được nhiều kích thích từ việc nghe, nhìn, sờ nắm, vận động… Nói cách khác, ở giai đoạn này, kinh nghiệm của trẻ càng phong phú thì các dây thần kinh trong não bộ càng phát triển, cấu trúc càng hoàn thiện, IQ sẽ được cải thiện nhất nhanh.

 Ở giai đoạn 5-7 tuổi cha mẹ nên chú ý đến hành vi của con mình
Ở giai đoạn 5-7 tuổi cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến hành vi của con mình (st)

Trẻ  đã bắt đầu có những sáng kiến ​​riêng, những ý tưởng nhỏ nhặt. Đồng thời, con sẽ có khả năng học tập nhanh, nhưng chưa biết phân biệt tất cả những cái đúng, cái sai. Trẻ có thể nhanh chóng học theo những cái tốt và cả cái xấu. Vì thế, trong giai đoạn quan trọng này, cha mẹ nên chú ý quan sát con một cách cẩn thận. Từ đó, xem bé có thói quen xấu nào không, kịp thời sửa chữa.

Ba mẹ cũng nên mua những đồ chơi tư duy, phù hợp lứa tuổi để con rèn luyện trí thông minh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng có hứng thú với những câu đố. Cha mẹ hãy thường xuyên chơi với con, ra những câu đố đơn giản, gần gũi. Việc này có thể giúp con luyện khả năng tư duy và học cách suy nghĩ, suy luận vấn đề.

>>> Tìm hiểu thêm app KidsUP với nhiều bài học tương tác phát triển trí não cho trẻ từ 2-7 tuổi

Giai đoạn từ 8-10 tuổi

Trẻ bắt đầu đi học chính quy, kiến thức mà trẻ tiếp nhận ở giai đoạn này đã được hệ thống hóa. Nếu không có sự giáo dục đúng đắn vào lúc này, trẻ rất dễ lười học và bỏ học. Vì vậy, bố mẹ cần tích cực thay đổi những suy nghĩ sai lầm của con cái, hướng dẫn chúng sống lạc quan, nâng cao tư duy.

Đây cũng là giai đoạn quyết định tính cách tương lai của con. Vì vậy bố mẹ cần sát sao với con hơn nữa ở độ tuổi này. Việc học tập của trẻ không được lơ là, nhưng cũng đừng sát sao quá! Hãy dạy con cách vừa học vừa chơi hợp lý để con không nhàm chán và dễ tiếp thu hơn.

 

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage