Tự Kỷ hay Chậm Nói, Dấu Hiệu Nào Để Nhận Biết

Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ trẻ bị tự kỷ hiện nay ngày tăng cao. Chính vì vậy, nhiều cha mẹ hết sức lo lắng khi thấy bé nhà mình chậm nói. Vậy chậm nói có phải là tự kỷ không? Và cần làm gì để giúp trẻ tự kỷ chậm nói có thể phát triển bình thường là vấn đề nhiều bậc phụ huynh quan tâm.

Dưới đây là một số dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa trẻ tự kỷ chậm nói và chậm nói đơn thuần. Ba mẹ có thể tham khảo, để sớm nhìn thấy những dấu hiệu bất thường. Can thiệp sớm để trẻ có cơ hội được phát triển bình thường.

3 dấu hiệu nhận biết chậm nói đơn thuần hay tự kỷ chậm nói 

1. Nhận biết qua ánh mắt, cách nghe hiểu và biểu lộ cảm xúc khi trẻ giao tiếp

– Trẻ chậm nói đơn thuần: mặc dù không nói được nhưng mắt của trẻ vẫn sẽ tập trung nhìn-nghe khi bố mẹ trò chuyện. Hơn nữa, con còn cười đáp lại với bố mẹ khi nghe thấy một câu chuyện vui, một hành động của ba mẹ khiến con thích thú. Con vẫn có khả năng nghe hiểu, chỉ là con chưa bật được âm ra để nói chuyện cùng người lớn thôi.

– Trẻ tự kỷ chậm nói: ba mẹ cần lưu ý nếu con có những biểu hiện sau: mắt liếc ngang liếc dọc, không nhìn mẹ khi mẹ nói, trẻ thích dùng cử chỉ hơn lời nói khi giao tiếp… Bên cạnh đó, trẻ còn tránh giao tiếp ánh mắt với cha mẹ, không quay đầu khi cha mẹ gọi. Trẻ chậm nói tự kỷ có ánh mắt thiếu linh hoạt, chỉ thích chơi một mình và rất ít khi cười đáp lại câu chuyện của bố mẹ.

2. Quan sát cách trẻ phản ứng với sự việc xảy ra xung quanh

Tuy chưa nói được nhiều nhưng các bé chậm nói đơn thuần vẫn sẽ phản ứng rất nhanh khi có người gọi tên. Trừ những lúc con quá mải chơi, hoặc tập trung làm việc gì đó.

Còn trẻ tự kỷ chậm nói thường sẽ không hoặc rất ít phản ứng lại khi có người gọi tên con. Thiếu khả năng ngôn ngữ như không thể hiểu ngay cha mẹ nói gì, hoặc ít khi bắt chước và không có biểu hiện bập bẹ nói theo. 

Trẻ tự kỷ thường sống thu mình, không thích giao tiếp với người khác (Ảnh: st)
Trẻ tự kỷ thường sống thu mình, không thích giao tiếp với người khác (Ảnh: st)

3. Trẻ có tập trung giao tiếp với mọi người xung quanh không?

Nếu con có khả năng tập trung tốt, con vẫn lắng nghe, nhìn chăm chú và làm theo lời mẹ nói thì có lẽ con chỉ đang chậm nói thôi. Trẻ chậm nói đơn thuần vẫn sẽ biểu hiện mong muốn bằng cách sử dụng ngón trỏ, chỉ vào đồ vật con muốn lấy.

Với trẻ chậm nói tự kỷ thì con thường liếc mắt ngang dọc, táy máy, nghe nhưng không làm theo được. Con có hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn, bất thường. Ví dụ như con thường xuyên vặn xoắn tay, tự nhiên vỗ tay hay đập tay vào bàn không thể kiểm soát. Trẻ cũng có thể lặp đi lặp lại một lời nói vô nghĩa mà bé vô tình nghe được ở đâu đó. Rõ ràng hơn trẻ còn có xu hướng tự làm đau bản thân, đi nhón chân và rối loạn giấc ngủ…

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói đơn thuần?

Trẻ chậm nói có thể chia làm hai dạng là: chậm nói thông thường và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ hay còn gọi là chứng tự kỷ. Nếu bên cạnh việc chậm nói thông thường, trẻ có thêm một vài biểu hiện như khả năng hiểu ngôn ngữ không tốt, khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hành vi bất thường lặp lại, khó hòa nhập, thích một mình thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để làm kiểm tra tâm lý và loại trừ.

Nếu trẻ chỉ bị chậm nói thông thường thì cha mẹ có thể dạy bé phát triển ngôn ngữ tại nhà hoặc cho bé tiếp xúc với cộng động như đến lớp và không cho trẻ sử dụng máy tính, điện thoại cũng như các thiết bị điện tử khác.

>>> Tham khảo nhiều bài học dạng trò chơi tương tác giúp con cải thiện kĩ năng nói với ứng dụng KidsUP tại đây

Các nghiên cứu đã chứng minh việc can thiệp giáo dục sớm dẫn đến những kết quả tốt cho trẻ và gia đình. Can thiệp sớm bao gồm việc dạy trẻ nhận biết những gì đang xảy ra trong môi trường xung quanh, biết chú ý, biết bắt chước hành vi, dần dần cải thiện những kỹ năng giao tiếp của trẻ.

Ngay từ khi còn bé, ba mẹ nên dành nhiều thời gian chơi đùa với con, dạy con học nói (Ảnh:st)
Ngay từ khi còn bé, ba mẹ nên dành nhiều thời gian chơi đùa với con, dạy con học nói (Ảnh:st)

Cách hỗ trợ trẻ tự kỷ chậm nói

Để tình trạng bệnh của trẻ tự kỷ chậm nói được cải thiện sớm, ba mẹ hãy thường xuyên bên cạnh và giúp đỡ bé hằng ngày bằng những cách làm đơn giản.

Ba mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để chơi đùa với con. Ngay từ khi mới sinh, người lớn chúng ta cũng nên trò chuyện, chơi đùa với con thật nhiều. Đó có thể là hoạt động trò chuyện, hát, thực hiện các cử chỉ đơn giản để con bắt chước.

Ngoài ra, hãy luôn luôn khuyến khích và dạy bé nói từ khi bé được 6 tháng tuổi. Ba mẹ hãy đọc sách, đọc truyện thiếu nhi cho con nghe. Cho bé nhìn sách, nhìn tranh ảnh có hình hoa văn để bé chạm vào. Tương tác, dùng tay chỉ cho bé các bức tranh, giới thiệu và gọi tên từng bức tranh đó.

Để trẻ mắc chứng tự kỷ không bị bỏ lỡ cơ hội can thiệp sớm, các phụ huynh khi nhận thấy dấu hiệu con mình có những phát triển bất thường. Cần đưa trẻ đi thăm khám ở các cơ cở uy tín để được phát hiện sớm, được tư vấn, can thiệp sớm.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!