Nguyên nhân nào khiến trẻ phát triển chậm hơn so với tuổi?

trẻ phát triển chậm hơn so với tuổi

Việc trẻ phát triển chậm hơn so với tuổi là một trong những mối quan tâm lớn của nhiều bậc cha mẹ. Mỗi trẻ đều có tốc độ phát triển riêng, tuy nhiên, khi sự chậm trễ này kéo dài và vượt ra ngoài khoảng bình thường, nó có thể trở thành dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn. Bài viết sau đây, KidsUP sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp hỗ trợ để giúp trẻ có cơ hội phát triển bình thường.

Các yếu tố sinh lý làm trẻ phát triển chậm hơn so với tuổi

Vì sao trẻ phát triển chậm hơn so với tuổi là thắc mắc mắc chung của nhiều phụ huynh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé:

Hệ quả từ di truyền hoặc bẩm sinh

Di truyền và các yếu tố bẩm sinh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Các đặc điểm về chiều cao, cân nặng, cấu trúc cơ thể, và thậm chí một phần về trí tuệ và tính cách của trẻ được di truyền từ cha mẹ. 

Di truyền và các yếu tố bẩm sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ
Di truyền và các yếu tố bẩm sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ

Một số trẻ có thể chậm phát triển hơn do thừa hưởng các gen liên quan đến các rối loạn di truyền như hội chứng Down, rối loạn phổ tự kỷ (ASD),… Một số trẻ có thể gặp các tình trạng bẩm sinh như khuyết tật tim bẩm sinh, thoát vị hoành, hoặc các vấn đề về hệ thần kinh trung ương. Những điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ, gây khó khăn trong học tập và xã hội.

Thiếu hụt dinh dưỡng trong những năm đầu đời

Thiếu hụt dinh dưỡng trong những năm đầu đời có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt là trong giai đoạn “1.000 ngày vàng” (từ khi mang thai đến khi trẻ 2 tuổi), thiếu hụt dưỡng chất sẽ làm bé trẻ phát triển chậm hơn so với tuổi.

Ví dụ như: DHA là một loại axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị lực của trẻ. Thiếu hụt DHA sẽ làm chậm phát triển trí tuệ, dẫn đến việc khó tiếp thu kiến thức, gây khó khăn trong học tập.

Rối loạn hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng đóng vai trò chủ chốt trong việc điều hòa sự phát triển của mô, xương, các cơ quan trong cơ thể. Khi có sự rối loạn liên quan đến hormone này, trẻ có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng về phát triển.

Rối loạn hormone tăng trưởng sẽ làm trẻ thấp bé
Rối loạn hormone tăng trưởng sẽ làm trẻ thấp bé

Hormone tăng trưởng cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và phân bổ mỡ. Trẻ bị rối loạn hormone này thường có xu hướng tăng cân, tích mỡ nhiều ở vùng bụng và ít phát triển cơ bắp, dẫn đến mất cân đối trong vóc dáng.

Mời ba mẹ tham khảo: Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Sẽ Có Biểu Hiện Như Thế Nào? Ba Mẹ Nên Làm Gì?

Các yếu tố ngoại cảnh

Bên cạnh yếu tố bên trong, các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Sau đây là một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của bé:

Ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh

Trẻ em thường nhạy cảm hơn với các chất gây ô nhiễm trong không khí, chẳng hạn như bụi mịn (PM2.5), khí thải từ phương tiện giao thông, khói từ nhà máy… Các chất ô nhiễm này có thể xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ, dẫn đến các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh lý hô hấp mãn tính khác.

Tác động của môi trường và không khí cũng ảnh hưởng đến sự phát triển
Tác động của môi trường và không khí cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ em, đặc biệt là về khả năng nhận thức và trí nhớ.  Các hạt bụi mịn có thể xâm nhập vào máu, gây viêm nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào não.

Áp lực việc học tập

Cha mẹ có kỳ vọng cao về thành tích học tập của trẻ, điều này có thể tạo ra áp lực lớn. Khi trẻ không đáp ứng được các tiêu chuẩn này, trẻ có thể cảm thấy thất vọng, mất tự tin. Áp lực này có thể dẫn đến các vấn đề như lo âu, trầm cảm.

Một số môi trường học tập có chương trình học nặng và yêu cầu cao về điểm số có thể tạo ra sự căng thẳng trong bé. Những yêu cầu liên tục về bài tập, kiểm tra, khiến trẻ không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Điều này sẽ làm rối loạn hormone, dẫn đến bé kém phát triển hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt và công nghệ

Nếu như trẻ ngồi trước màn hình hoặc sử dụng thiết bị công nghệ quá lâu sẽ làm giảm sự phát triển thể chất ở bé. Bé sẽ dễ gặp các vấn đề như yếu cơ, béo phì,.. kém phát triển vận động.

Sử dụng điện thoại không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
Sử dụng điện thoại không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé 

Các thói quen sinh hoạt như ăn uống, chơi, học, ngủ nghỉ của trẻ ba mẹ cũng cần phải lưu tâm. Đặc biệt là giấc ngủ, ba mẹ hãy tạo cho con thói quen đến giờ là phải nên giường đi ngủ. Vì nếu trẻ được ngủ đủ giấc hàng ngày thì các mới đảm bảo sức khỏe cho mọi hoạt động còn lại.

Cách khắc phục vấn đề trẻ phát triển chậm hơn so với tuổi

Nếu như bạn phát hiện trẻ phát triển chậm hơn so với tuổi, ba mẹ hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này. Việc can thiệp kịp thời sẽ giúp cho bé nhanh chóng hồi phục, phát triển cân bằng cùng với bạn bè đồng trang lứa.

Cân đối giữa dinh dưỡng và vận động

Cách khắc phục đầu tiên chính là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động của bé. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là nền tảng quan trọng giúp trẻ chậm phát triển bắt kịp tốc độ tăng trưởng. Ba mẹ nên tham khảo các nhóm dinh dưỡng quan trọng trong bữa ăn của bé:

  • Nhóm thực phẩm giàu protein: Đậu phụ, thịt nạc, cá trứng,…
  • Nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Sữa tiệt trùng, rau có màu xanh lá đậm,… 
  • Bổ sung chất béo lành mạnh: Hạt óc chó, dầu ô liu,…
Ba mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của bé
Ba mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của bé

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, vận động thể chất là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng và cơ bắp. Dưới đây là một số bài tập phù hợp cho trẻ chậm phát triển:

  • Đu xà đơn: Động tác đu xà giúp kéo dãn cột sống và các khớp xương, hỗ trợ phát triển chiều cao. Trẻ nên thực hiện động tác này từ 5-10 phút mỗi ngày. Đối với bé mầm non thì ba mẹ nên theo dõi sát sao để hỗ trợ con.
  • Bài tập đá chân: Đứng thẳng, nâng một chân lên phía trước, sau đó đổi chân. Động tác này giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp chân và kéo dãn toàn thân.
  • Chạy bộ và đạp xe: Các hoạt động này giúp trẻ rèn luyện sức bền và phát triển cơ bắp toàn thân.

Can thiệp y tế và thăm khám định kỳ

Bé phát triển chậm hơn so với tuổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu hụt hormone, bệnh lý di truyền, các bệnh lý mãn tính khác,… Việc kiểm tra y tế định kỳ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Cần can thiệp y tế định kỳ để kiểm tra sức khỏe của bé
Cần can thiệp y tế định kỳ để kiểm tra sức khỏe của bé

Các phương pháp y học và trị liệu có thể áp dụng:

  • Điều trị thiếu hụt hormone tăng trưởng: Đối với trẻ bị chậm phát triển do thiếu hụt hormone tăng trưởng, bác sĩ có thể đề xuất liệu pháp bổ sung hormone. Điều này giúp kích thích sự phát triển xương và tăng chiều cao.
  • Tư vấn dinh dưỡng cá nhân: Bác sĩ dinh dưỡng sẽ tư vấn chế độ ăn phù hợp để bé phát triển thể chất và tinh thần.

Xây dựng môi trường sống tích cực

Gia đình cần cố gắng tạo ra một bầu không khí tích cực, giảm thiểu áp lực không cần thiết. Sự căng thẳng từ người lớn có thể truyền sang trẻ, làm tăng cảm giác bất an.

Khi trẻ gặp khó khăn, cha mẹ cần lắng nghe một cách chủ động, đặt câu hỏi và thể hiện sự đồng cảm với cảm xúc của trẻ. Sự thấu hiểu và phản hồi tích cực giúp trẻ cảm thấy yên tâm và sẵn sàng chia sẻ.

Ba mẹ nên tạo môi trường tích cực để cho bé tự do phát triển
Ba mẹ nên tạo môi trường tích cực để cho bé tự do phát triển

Một số hoạt động giúp hỗ trợ tâm lý và xây dựng môi trường cho bé như:

  • Khen ngợi đúng lúc: Trẻ cần được khen ngợi và động viên khi hoàn thành tốt một nhiệm vụ hoặc cố gắng vượt qua khó khăn. Sự công nhận giúp trẻ có động lực tiếp tục phấn đấu và phát triển sự tự tin.
  • Hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý: Cha mẹ có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn. 

Góc ba mẹ thắc mắc: Trẻ Chậm Nói Có Ảnh Hưởng Đến Trí Tuệ Không?

Khi nào cần lo lắng và tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia?

– Các mốc phát triển cơ bản mà trẻ cần đạt được 

Mặc dù sự phát triển của mỗi bé sẽ khác nhau nhưng trẻ em sẽ có những cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển. Dưới đây là một số cột mốc quan trọng mà ba mẹ cần phải lưu ý khi chăm sóc bé:

  • 6 tháng: Trẻ có thể ngồi tựa, bắt đầu dùng tay để nắm đồ vật, bập bẹ âm thanh như “ba-ba” hoặc “ma-ma.”
  • 12 tháng: Trẻ có thể đứng tựa, vỗ tay, nói vài từ đơn giản và bắt đầu hiểu các yêu cầu đơn giản từ ba mẹ.
  • 18 tháng: Trẻ có thể đi vững, nói được khoảng 10-20 từ. Trẻ cũng bắt đầu chơi với các trò chơi đơn giản như xếp hình, ghép khối,…
  • 2 tuổi: Trẻ có thể chạy, nói được câu ngắn, bắt đầu chơi và tương tác với người khác.
Một số mốc phát triển quan trọng đối với trẻ nhỏ
Một số mốc phát triển quan trọng đối với trẻ nhỏ

– Khi nào nên tìm đến chuyên gia phát triển trẻ em?

Nếu trẻ không đạt được các mốc phát triển cơ bản theo độ tuổi hoặc có các biểu hiện bất thường, cha mẹ cần xem xét việc tìm đến chuyên gia để hỗ trợ. Các chuyên gia sẽ thực hiện đánh giá đầy đủ về thể chất, ngôn ngữ, tâm lý,…từ đó xác định những khía cạnh cụ thể mà bé gặp khó khăn. Việc này giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về các vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Kết luận

Nội dung trên có lẽ đã giúp cho ba mẹ hiểu thêm được vì sao trẻ phát triển chậm hơn so với tuổi. KidsUP hy vọng rằng qua những chia sẻ trên, ba mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân và biết cách giúp bé phát triển đúng với độ tuổi của mình. Lưu ý rằng nếu như bạn đã kết hợp nhiều phương pháp nhưng bé vẫn không có tiến triển tốt hơn thì hãy đến nhờ sự trợ giúp từ các chuyên gia nhé!

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!