Tất tần tật về nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Việt cho các bé

nguyên âm và phụ âm trong tiếng việt

Nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng, tạo nên sự khác biệt và đặc trưng cho mỗi từ ngữ. Vậy nên việc hiểu rõ nguyên âm phụ âm là sự cần thiết trong quá trình học Tiếng Việt của bé. Trong bài viết sau đây, KidsUP sẽ chia sẻ lại những kiến thức về nguyên âm, phụ âm giúp ba mẹ và các bé có được góc nhìn tổng quan.

Hiểu về nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Việt

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kiến thức về nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Việt. Đây là kiến thức cơ bản mà bất kỳ bạn nào khi bắt đầu học Tiếng Việt đều phải nắm rõ.

Bạn cần nắm rõ nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Việt
Bạn cần nắm rõ nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Việt

Khái niệm nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Việt

– Nguyên âm trong tiếng Việt là gì?

Nguyên âm là những âm thanh được tạo ra khi có sự rung lên từ thanh quản, phát thành tiếng. Các nguyên âm trong Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các âm tiết và tạo nên sự phong phú về âm thanh của ngôn ngữ.

– Phụ âm trong tiếng Việt là gì?

Phụ âm là âm thanh được phát ra từ khu vực thanh quản, chịu sự cản trở của môi. Phụ âm có thể đứng trước hoặc sau nguyên âm tùy theo từ.

Tiếng Việt có bao nhiêu phụ âm và nguyên âm?

Nếu chỉ với 2 khái niệm về nguyên âm và phụ âm như trên thì chắc hẳn chưa thể giúp các bé hiểu rõ về kiến thức này. Vậy nên nội dung dưới đây chúng tôi sẽ giúp ba mẹ và các bé hiểu rõ hơn về 2 loại âm này trong tiếng Việt.

Giải đáp về bảng chữ cái Tiếng Việt có bao nhiêu nguyên âm
Giải đáp về bảng chữ cái Tiếng Việt có bao nhiêu nguyên âm

– Bảng nguyên âm Tiếng Việt

Bảng nguyên âm Tiếng Việt gồm có 11 nguyên âm đơn, 32 nguyên âm đôi, 13 nguyên âm ba. Bạn có thể tham khảo danh sách các nguyên âm trong Tiếng Việt qua bảng sau:

Thể loại Nguyên âm
11 nguyên âm đơn a, ă, â, i/y, o, ô, ơ, e, ê, u, ư. 
32 nguyên âm đôi ai, ao, au, ay, âu, ây, ia, iê/yê, êu, eo iu, oa, oe, oă, oa, oi, oe, oo, ôô, ơi, ua, ue, ua, uâ, uă, uâ, ui, ưi, uo, ươ, ưu, uơ, uy.
13 nguyên âm ba oai, oao, uao, oeo, iêu/yêu, uôi, ươu, uyu, uyê, oay, uây, ươi.

– Bảng phụ âm trong Tiếng Việt

Sau khi bạn đã biết được có bao nhiêu nguyên âm được sử dụng trong Tiếng Việt, bước tiếp theo cần tìm hiểu chính là bảng phụ âm. Phụ âm đóng vai trò quyết định trong việc xác định cách phát âm của từ. 

Mỗi phụ âm có cách phát âm riêng biệt, ảnh hưởng đến cách phát âm của bé. Ba mẹ cũng nên chú ý về phụ âm ghép trong Tiếng Việt khi dạy bé.

Thể loại Phụ âm
17 phụ âm đơn Tiếng Việt b, c, d, đ, g, p, q, r, h, k, l, m, n s, t, v, x
11 phụ âm ghép Tiếng Việt ch, gh, ng, tr, qu, ph, th, nh, ngh, kh, gi

Lưu ý: Một số phụ âm ghép sẽ được xem là âm vị duy nhất. Ví dụ như ở miền Bắc thì chữ “gi” được phát âm là /z/, còn ở miền nam sẽ là chữ /j/. Việc phân biệt các phụ âm khác nhau đóng vai trò quan trọng khi hình thành chữ có nghĩa.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng phụ âm
Lưu ý quan trọng khi sử dụng phụ âm 

Cách dùng của nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Việt

Làm thế nào để dùng phụ âm nguyên âm trong Tiếng Việt chính xác? Chúng tôi sẽ chia sẻ với ba mẹ cách dùng các âm tiết này đơn giản như sau:

– Nguyên âm

Nguyên âm là thành phần chính tạo nên âm tiết. Chúng có thể đứng riêng lẻ hoặc kết hợp với phụ âm để tạo thành âm tiết có nghĩa. Dưới đây là chia sẻ về cách dùng nguyên âm, bán nguyên âm trong Tiếng Việt cùng với ví dụ minh họa để giúp bạn hiểu rõ hơn.

  • Nguyên âm đơn: Nguyên âm đơn có thể đứng một mình hoặc kết hợp với phụ âm để tạo thành âm tiết. Ví dụ: Đứng một mình: “o” trong “bò”; kết hợp với phụ âm: “e” trong “me”, “i” trong “tiền”
  • Nguyên âm đôi: Nguyên âm đôi được tạo ra bằng cách kết hợp hai nguyên âm đơn, phát âm liền mạch trong một âm tiết. Ví dụ: “uô” trong “suối,…
  • Nguyên âm ba: Được dùng bằng cách kết hợp các nguyên âm lại với nhau, như “ươi” trong tươi, “oay” trong xoay,…
Hướng dẫn cách sử dụng nguyên âm Tiếng Việt chi tiết
Hướng dẫn cách sử dụng nguyên âm Tiếng Việt chi tiết

– Phụ âm

22 phụ âm đầu trong Tiếng Việt không tạo nghĩa khi đứng một mình. Chỉ khi được ghép cùng với một nguyên âm thì phụ âm mới tạo nên một nghĩa hoàn chỉnh. Ví dụ:

  • Phụ âm đơn: Chữ “B” đi cùng với “A” để ghép thành chữ “ba”
  • Phụ âm kép: Chữ “Gh” đi cùng với “Ê” để tạo thành “Ghế”

Cách phân biệt nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Việt đơn giản

Bảng phân biệt phụ âm và nguyên âm

Phụ âm Nguyên âm
Số lượng 17 12
Cách viết B, C, D, Đ, M, N, P, G, H, K, L, Q, R, S, T, V, X A, Ă, Â, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư, Y
Vị trí Đứng đầu hoặc cuối Vị trí đầu, cuối hoặc giữa
Cách dùng Phụ âm sẽ không được phát hành tiếng và chỉ khi kết hợp cùng với nguyên âm thì mới ra một từ hoàn chỉnh. Đặc biệt phụ âm không thể đứng một mình. Có thể đứng riêng biệt. Bạn có thể kết hợp với phụ âm để tạo thành 1 từ có nghĩa

KidsUP chia sẻ các tips giúp bé ghi nhớ tốt nguyên âm và phụ âm

Nếu xét về mặt cơ bản thì nguyên âm và phụ âm của Tiếng Việt sẽ không quá khó để học thuộc lòng. Tuy nhiên đối với những bé mới bắt đầu học sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ. Hiểu được điều này, KidsUP sẽ bật mí một số tips ghi nhớ như sau:

Liên hệ thực tiễn cuộc sống: Ba mẹ liên hệ đến những tình huống hàng ngày để bé dễ dàng trong việc ghi nhớ các âm tiết. Ví dụ như hướng dẫn bé gọi ba để bé biết cách liên kết giữa nguyên âm “A” và phụ âm “B”.

Sử dụng bảng chữ cái nguyên âm, phụ âm sinh động: Việc sử dụng bảng chữ cái sinh động sẽ giúp kích thích trí não và sự tưởng tượng của bé. Điều này làm cho trẻ làm quen dần với mặt chữ và dễ dàng học thuộc.

KidsUP chia sẻ mẹo học nguyên và phụ âm nhanh chóng
KidsUP chia sẻ mẹo học nguyên và phụ âm nhanh chóng

– Học nguyên âm, phụ âm dễ dàng hơn với KidsUP Tiếng Việt: Đây là một trong những ứng dụng hỗ trợ các bé học tập dễ dàng hơn. Ứng dụng này phù hợp với các bé từ 4 đến 10 tuổi. Một số điểm nổi bật của app học tập KidsUP Tiếng Việt:

  • Có trợ giảng là công cụ AI bám sát tình hình học tập của bé, giúp bé phát triển toàn diện.
  • Có hơn 1.000 từ vựng, 500 bài học khác nhau, đa dạng chủ đề để bé làm quen.
  • Tích hợp trò chơi với âm nhạc giúp trẻ kích thích sự phát triển và ghi nhớ ở bộ não.
  • Sử dụng phương pháp tương tác giữa các giác quan như nghe – nhìn – đọc – nói – viết, hỗ trợ tăng 150% sự hứng thú của bé.

Kết luận

Trên là toàn bộ những kiến thức cơ bản nhưng vô cùng quan trọng về nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt cho các bé. Hy vọng rằng với những kiến thức mà KidsUP chia sẻ sẽ giúp ích được cho ba mẹ và các bé trong việc học Tiếng Việt. 

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!