Trẻ chậm phát triển trí tuệ là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ hiện nay. Nhưng nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý của tình trạng này. Vì vậy, KidsUP đã tóm tắt lại đầy đủ những thông tin cần thiết nhất về bệnh lý này ở bài viết dưới đây để mọi người có thể dễ dàng tham khảo.
Hiểu về chậm phát triển trí tuệ ở trẻ
Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ là một tình trạng khiếm khuyết trong quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này đặc trưng bởi sự giảm đáng kể trong các hoạt động trí tuệ và có IQ chỉ khoảng 70 – 75. Ngoài ra còn có những hạn chế về chức năng như giao tiếp, kỹ năng xã hội, tự chăm sóc bản thân,…
Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ rất dễ bị nhầm lẫn với các dạng khiếm khuyết khác ở trẻ do có một số biểu hiện giống nhau. Vì thế, phụ huynh cần nắm được một số điểm khác biệt như sau:
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ không nhiều, chia thành 3 nhóm chính như sau:
Di truyền và ảnh hưởng môi trường
- Các bất thường về nhiễm sắc thể, rối loạn di truyền, chuyển hóa hay thần kinh đều có thể gây thiểu năng trí tuệ.
- Phơi nhiễm chất độc, tiếp xúc với các bức xạ, chì hay methylmercury cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Tác động dinh dưỡng và sức khỏe trong thai kỳ
- Suy dinh dưỡng trầm trọng trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi gây chậm phát triển.
- Người mẹ mắc bệnh như rubella, CMV, Toxoplasma gondii, Treponema pallidum, HSV hoặc HIV, nhiễm vi rút zika trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua.
- Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia, ma túy hay mắc cao huyết áp cao đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Phụ nữ mang thai tiếp xúc với các chất độc, bức xạ, sử dụng thuốc chống co giật như là phenytoin hoặc axit valproic, thuốc hóa trị.
Biến chứng y khoa, vấn đề sau sinh
- Viêm não do virus hoặc vi khuẩn, viêm màng não.
- Ngộ độc chì, thủy ngân.
- Các tai nạn chấn thương não hoặc ngạt thở.
Những biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ
Biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ không thực sự rõ ràng nên nhiều cha mẹ có thể bỏ qua nếu không chú ý kỹ. Những dấu hiệu thường thấy ở trẻ sẽ xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như:
Biểu hiện về kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp
Do não bộ không phát triển toàn diện nên khả năng ghi nhớ, học tập của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc đó dẫn tới biểu hiện thường gặp nhất chính là bé nhớ kém và học chậm. Kể cả những từ đơn lẻ, quen thuộc thì trẻ cũng cần rất nhiều thời gian để ghi nhớ nhưng cũng dễ quên. Bé cũng gặp khó khăn khi ghép các từ thành câu hoàn chỉnh dù đã đi học.
Khi so sánh với các trẻ cùng tuổi bạn sẽ thấy khả năng hiểu và phản ứng của trẻ chậm hơn rất nhiều. Cùng một vấn đề nhưng trẻ mất nhiều thời gian hoặc cần giải thích kỹ lưỡng thì mới có thể hiểu được.
Biểu hiện về khả năng tư duy và giải quyết vấn đề
Một biểu hiện khác ở trẻ chậm phát triển trí tuệ mà cha mẹ dễ nhận thấy chính là việc con gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm cơ bản như hình dáng, màu sắc, thời gian, nóng lạnh,…
Ngoài ra, trẻ còn thiếu khả năng suy luận logic và giải quyết các vấn đề đơn giản. Chẳng hạn như khi chơi xếp hình, chơi phân loại đồ vật thì trẻ khó có thể tìm đúng các vật cùng nhóm.
Biểu hiện về hành vi và tương tác xã hội
Sự thiếu hụt trong khả năng ngôn ngữ, giao tiếp khiến trẻ tự ti và không thích giao tiếp xã hội. Não không phát triển cũng khiến trẻ khó có thể học tập và hình thành các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp. Những điều đó khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc kết bạn và chơi cùng bạn bè.
Mặt khác, trẻ còn có biểu hiện như lặp đi lặp lại một hành vi và khó thích nghi với thay đổi mới. Cha mẹ dễ dàng bắt gặp việc con thường ngồi, đến đúng 1 chỗ hoặc chơi 1 số đồ nhất định hoặc tay chân có các cử chỉ lặp lại.
Khả năng tự thân vận động
Chức năng vận động bị suy giảm cũng là một biểu hiện dễ thấy ở trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. Trẻ thường gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động vận động cơ bản hoặc có thể thực hiện được nhưng rất chậm, thường sai sót. Việc tự chăm sóc bản thân như ăn, mặc quần áo nhưng chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định, không thể phát triển hơn. Khi ăn thường rơi vãi, mặc quần áo trái, xộc xệch,…
Ba mẹ nên làm gì khi phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ?
Khi nhận thấy con mình có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ thì cha mẹ đừng quá lo lắng, rối loạn. Mọi người hãy tham khảo một số phương pháp mà KidsUP chia sẻ ở dưới đây.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia
Khi nghi ngờ trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán từ bác sĩ. Trường hợp trẻ bị bệnh thì phụ huynh cần lên kế hoạch can thiệp sớm với sự hỗ trợ từ các chuyên gia giáo dục đặc biệt.
Tìm kiếm môi trường học tập phù hợp
Ba mẹ nên tìm kiếm một môi trường học tập phù hợp cho con. Tại đó, có những giáo án học tập chuyên sâu được cá nhân hóa cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Các hoạt động kích thích trí não và kỹ năng xã hội cũng được đưa vào giáo dục để trẻ phát triển đồng đều tất cả các khía cạnh. Môi trường phù hợp với sự tương tác giữa giáo viên với các bạn học thường mang đến nhiều hiệu quả tích cực.
Tăng cường hỗ trợ tâm lý và cảm xúc cho trẻ
Khi ở nhà, trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Cha mẹ nên xây dựng mối quan hệ gắn kết yêu thương trong gia đình để trẻ cảm nhận và từ đó cải thiện khả năng nhận biết thể hiện cảm xúc.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần khuyến khích, cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội, nhóm bổ trợ. Những môi trường này sẽ giúp trẻ cải thiện được kỹ năng giao tiếp, tương tác với mọi người cũng như phát triển tự duy, nhận thức. Tuy nhiên, ba mẹ nên theo dõi sát sao con trong các hoạt động để nếu phát sinh vấn đề sẽ kịp thời xử lý ngay.
Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ cần được chăm sóc sức khỏe toàn diện ở 2 khía cạnh sau:
- Cung cấp dinh dưỡng cân bằng, phù hợp: Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất với khẩu phần ăn phù hợp theo thể trạng. Trong đó nên có thêm các nhóm chất hỗ trợ phát triển trí não, tư duy như DHA, omega, vitamin.
- Theo dõi và điều trị vấn đề y khoa liên quan: Trẻ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe do không thể tự chăm sóc bản thân nên cần được theo dõi, kiểm tra y tế thường xuyên.
Kết Luận
Những thông tin cơ bản về tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ đã được KidsUP trình bày ở bài viết trên. Hy vọng nội dung mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về bệnh lý này. Và để phát hiện kịp thời, chẩn đoán chính xác nhất thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến thăm khám tại những cơ sở y tế chuyên môn nhé.