Những điều ba mẹ nói khiến trẻ con tổn thương

nhung-dieu-ba-me-noi-khien-tre-con-ton-thuong

Những điều ba mẹ thường nói có thể khiến trẻ con tổn thương?

Những điều này sẽ để lại những ấn tượng đậm sâu trong tâm lý trẻ. Cũng rất khó để chúng ta luôn làm chủ được cảm xúc của bản thân trước con, tuy nhiên dưới đây là 9 điều bạn không bao giờ nên thốt ra trước mặt trẻ.

Nếu ba mẹ có thêm câu nói nào thì comment phía dưới cho KidsUP nhé!

1. “MÀY GIỐNG HỆT BỐ/MẸ MÀY!”

nhung-dieu-ba-me-noi-khien-tre-con-ton-thuong

So sánh chưa bao giờ là một ý tưởng hay cả. Kể cả so sánh có ý tốt hay không. Ví dụ như: “Con có thể ngồi ngay ngắn chưa chị con được không??”, hay “Con lì lợm y như …” Chúng ta mắ sai lầm, người lớn hay trẻ con cũng vậy, và mục đích cuối cùng vẫn là giúp con tốt hơn, vậy nên chì chiết hay nói ra những lời tổn thương là không cần thiết.

2. “CON CHỈ TOÀN GÂY RỐI THÔI!”

Nếu trẻ thường xuyên bị gắn mác là “kẻ gây rối”, “đứa cứng đầu”, “nghịch như ranh”, … thì lâu dần con cũng sẽ tin bản thân mình là những gì chúng được gọi, và hành xử ngỗ nghịch y như vậy. Sự thật là, kể cả khi bạn gán cho trẻ những cái mác tích cực như “ngôi sao thể thao”, “thần đồng nhí”, “nhà vô địch”, … thì chúng cũng sẽ vô tình tạo ra những áp lực vô hình lên trẻ.

3. “NÍN NGAY KHÔNG BỐ/MẸ CÒN ĐÁNH THÊM CHO ĐẤY!”

nhung-dieu-ba-me-noi-khien-tre-con-ton-thuong

Kỷ luật hành vi, chứ không phải cảm xúc của trẻ. Trẻ cần phải hiểu rằng mọi cảm xúc của em đều quan trọng và không sao cả nếu như em khóc đôi chút, nhưng hành vi trước đó của em là sai, và em sẽ phải chịu phạt vì hành vi đó, chứ không phải vì những gì em cảm thấy. Nếu như con khóc vì cảm thấy buồn hay sợ hãi, bạn không nên bảo con là dừng lại hay thôi đi.

TUY NHIÊN, nếu trẻ có những hành động như gào thét, đập phá đồ đạc hay thiếu tôn trọng, thì bạn cần dừng con lại ngay và giải thích cho con hiểu tại sao không nên làm thế kể cả khi con cảm thấy bực bội. Lúc này trẻ cần được giúp đỡ để biết cách quản lý và điều hoà cảm xúc của mình tốt hơn.

4. “CON ĐÃ HỌC ĐƯỢC BÀI HỌC CỦA MÌNH CHƯA?”

Kỷ luật được đặt ra để giúp trẻ học hỏi từ những sai lầm của mình, chứ không phải là làm con cảm thấy xấu hổ vì những gì mình đã làm. Thay vào hãy hỏi con rằng: “Lần sau con sẽ xử lý như nào?” để chắc rằng con hiểu rõ bản thân cần làm gì để đưa ra những sự lựa chọn tốt hơn trong tương lai.

>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ

5. “ĐỢI BỐ VỀ MÀ XỬ LÝ NHÉ!”

Đừng để con hiểu rằng chồng hay vợ của bạn mới là người thực sự có quyền và bạn không thể đưa ra cách xử lý thích hợp. Cách tốt nhất là bạn hãy cố gắng đưa ra giải pháp cụ thể và ngay lập tức cho vấn đề.

6. “CON LÀM THẾ LÀ TỐT LẮM. LÚC NÀO CON CŨNG NHƯ THẾ NÀY THÌ TỐT!”

nhung-dieu-ba-me-noi-khien-tre-con-ton-thuong

Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa phê phán và khen ngợi. Nó có thể gây tổn thương và không hề hiệu quả. Hãy khen con chỉ vì hành động tốt đó thôi, và không gì khác. Hãy nói rằng: “Mẹ rất vui vì con đã dọn bát đĩa bẩn vào bồn rửa”, “Hôm nay con bày bàn ăn đẹp lắm”, …

>>> Liên quan: 4 Cách Rèn Tính Trung Thực Cho Con

7. “CON ĐANG LÀM MẸ RẤT BỰC MÌNH ĐẤY!”

Một điều mà những bậc cha mẹ thông thái sẽ không làm đó là đổ lỗi cho con vì cảm xúc của mình. Chúng ta cần có trách nghiệm với chính những suy nghĩ, hành động và cảm xúc của mình, và tránh đổ lỗi cho con, hay bất cứ ai khác.
Thay vào đó bạn có thể nói: “Mẹ thực sự không thích thái độ và cách làm của con ngày hôm này!”

8. “CON CÓ THÍCH CÃI KHÔNG??”

nhung-dieu-ba-me-noi-khien-tre-con-ton-thuong

Cần ít nhất 2 người để nổ ra một cuộc tranh cãi, và điều này thật chẳng có ích gì khi bạn cố ngắt lời con bằng những câu hỏi như trên. Thay vào đó bạn hãy giải thích ngắn gọn và đưa ra cách giải quyết cụ thể để chấm dứt vấn đề.

9. “BỐ/MẸ KHÔNG NHẮC LẠI LẦN 2 ĐÂU.”

Nhắc đi nhắc lại những lời đe doạ là một thói quen xấu, và răn đe con rằng bạn sẽ không nhắc lại chúng lần thứ 2 cũng không phải là một sự lựa chọn đúng đắn. Nếu lần đầu con không nghe lời, bạn hãy đưa ra những hành động cụ thể cho hậu quả của việc không nghe lời con.

>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY

Theo Verywell Family

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage