Mắng con chứ không được làm tổn thương con

mang-con-chu-khong-duoc-lam-ton-thuong-con

Mắng con chứ không được làm tổn thương con! Chúng ta nên trách phát hành động sai, chứ không phải trách phạt trẻ. Dưới đây là nhưng nguyên tắc giúp dạy con hiệu quả, mà không làm con tổn thương. 

1. GIẢI THÍCH LÍ DO RÕ RÀNG, CỤ THỂ VÀ NGẮN GỌN

Khi trẻ mắc lỗi, trước khi nổi đóa và mắng con, ba mẹ hãy cố gắng bình tĩnh để giải quyết vấn đề ổn thỏa trước. Sau khi xong xuôi, hãy từ từ giải thích để con hiểu lí do vì sao bạn không vui về hành động đó. Tại sao trẻ không được làm như thế? Điều đó có thể dẫn tới điều gì?

Trẻ còn nhỏ, năng lực nhận thức và khả năng tập trung của các con chưa được linh hoạt như người lớn. Vậy nên chúng ta nên giải thích cho con hiểu một cách ngắn gọn, cụ thể và rõ ràng nhất. Tốt nhất là gói gọn những ý chính và 2-3 câu ngắn. Để trẻ có thể tập trung và lắng nghe bạn. Ngoài ra, ba mẹ nên tránh gói quá nhiều ý phức tạp hoặc lan man khi giải thích với trẻ.

>>> Tìm hiểu thêm: 3 Điều Ba Mẹ Làm Giúp Con Thông Minh Hơn

2. KHÔNG ÁP ĐẶT

Chúng ta không nên áp đặt một số lỗi sai trở thành tính cách của trẻ. Ví dụ trẻ đã từng khiến bạn lỡ việc hoặc muộn vì hay lề mề. Thay vì tiếp tục la mắng và trì chiết con trong các lần tới, hãy dùng lời nói tích cực với trẻ.

Thay vì: “Con lề mề lắm, mai con phải dậy sớm hơn đi!”, hãy nói “Sáng mai con hãy chuẩn bị nhanh hơn nhé! Con có thể chuẩn bị quần áo với mẹ từ tối nay, và tranh thủ ăn sáng trong 15 phút. Mẹ con mình sẽ có nhiều thời gian bên nhau hơn đấy!”

Con đã từng lề mề. Nhưng con có thể thay đổi. Hãy chú ý và khuyến khích những thay đổi tích cực. Chúng ta hãy hướng dẫn để trẻ làm tốt hơn trong những lần sau nhé!

3. KHÔNG BỚI MÓC QUÁ KHỨ

Đừng bới móc quá khứ hay bất chấp dự đoán một tương lai không tốt nào đó. “Con lại chơi game không học chứ gì! Làm sao mẹ tin tưởng con được đây!”

Việc bới móc quá khứ mà trách mắng con như vậy có thật sự hiệu quả? Sau nhiều lần trẻ bị nói như vậy, chúng sẽ dần tin vào những gì bạn nói. Chúng sẽ dần tin rằng “Mình thật ham chơi, mình chẳng thích học, mình học kém, mình chẳng thể học giỏi nổi! Ba mẹ không tin tưởng mình! Dù mình có làm gì cũng vậy…”

mang-con-chu-khong-duoc-lam-ton-thuong-con

Những suy nghĩ này sẽ đi theo trẻ mãi tới khi trưởng thành và đeo bám khiến chúng càng khó thay đổi hơn. Nếu trẻ làm sai, hãy phạt trẻ nếu cần thiết, và sau đó cho nó qua đi! Hãy tập trung vào hiện tại để giúp con tốt hơn. Khen và khích lệ trẻ khi cần thiết. Ví dụ: “Wow hôm nay con đã làm xong bài tập sớm này!”, hay “Ngày mai vào đúng giờ này con hãy tập trung học. Sau đó chúng ta có thể chơi trò chơi con thích sau nhé!” Dạy trẻ lòng bao dung bằng chính sự bao dung của bạn.

4. TẬP TRUNG VÀO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Nếu có thể, hãy cùng con hoặc để chúng tự sửa lỗi sai của mình, thay vì “ngứa mắt” và làm luôn. Ví dụ, con bạn quá ham chơi điện tử và không chịu học. Thay vì bất lực và trút điều này lên con, hãy đặt câu hỏi để trẻ tự tìm cách giải quyết cho mình. Sau đó nghiêm túc và kiên định cùng trẻ thực hiện.

5. KHÔNG MỈA MAI, CHẾ GIỄU CON NƠI ĐÔNG NGƯỜI

Tiến sĩ Ginott nói, “Không có chỗ cho những lời bình luận phiến diện trong các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái. Như vậy sẽ gợi lên lòng thù hận và kích động tiêu cực”. Chúng ta chính là tấm gương phản chiếu của trẻ. Ba mẹ có thể cứng rắn, nhưng cần phải cứng rắn trong tình yêu thương minh triết.

Đặc biệt tại những nơi đông người, chúng ta không nên vội vàng và làm con xấu hổ trước bạn bè, người quen. Thay vào đó, hãy tìm một nơi riêng tư để giải thích cho trẻ.

Chúc ba mẹ thành công!

>> Đọc thêm về cách dạy con cùng KidsUP tại ĐÂY

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!