Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý không chỉ cần thời gian, sự kiên nhẫn mà còn phải phối hợp nhiều phương pháp với nhau. Đây là một bệnh lý ngày càng phổ biến và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, KidsUP đã tổng hợp các thông tin cần thiết để cha mẹ tham khảo giúp phát hiện sớm và có phương án điều trị phù hợp cho bé.
Tìm Hiểu Về Tăng Động Giảm Chú Ý (ADHD) Ở Trẻ
Trước khi tìm hiểu kỹ từng cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý thì chúng ta cần hiểu về bệnh lý này. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần nắm được các dấu hiệu để phát hiện sớm bệnh, tránh để lại nhiều hậu quả đến sức khỏe của trẻ.
ADHD Là Gì?
Tăng động giảm chú ý hay Attention Deficit/Hyperactivity Disorder viết tắt là ADHD. Đây là một hội chứng rối loạn thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3 – 11 tuổi. Rối loạn này đặc trưng bởi những hành vi trẻ hiếu động quá mức kèm theo giảm chú ý, khó tập trung, thường dễ trở nên phấn khích, phân tâm bởi những tác động bên ngoài.
Tình trạng này nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, tính cách, việc học tập, giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Hội chứng này cũng sẽ cản trở việc bé tạo dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh, khiến trẻ dễ bị cô lập.
Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị ADHD
Bệnh lý rối loạn tăng động giảm chú ý đang có chiều hướng gia tăng trong những năm trở lại đây. Và biểu hiện của ADHD giữa các trẻ đều gần như giống nhau. Mời ba mẹ tham khảo những dấu hiệu dưới đây để xem con mình có biểu hiện nào không nhé.
Dấu hiệu trẻ mất tập trung thường gồm:
- Bé dễ bị phân tâm, không tập trung cả khi học lẫn lúc vui chơi.
- Trẻ thường bỏ qua những chi tiết nhỏ nên hay gặp lỗi do không cẩn thận khi làm bài hay hoạt động khác.
- Bé không tập trung lắng nghe khi nói chuyện với người khác.
- Trẻ không thể giữ được sự chú ý lâu dài khi thực hiện một công việc và đặc biệt ghét những việc cần có sự tập trung cao.
- Trẻ hay quên và thường xuyên làm mất đồ dùng học tập.
Dấu hiệu của trẻ bị tăng động:
- Trẻ khó kiểm soát cảm xúc, và thường thực hiện nhiều hành động bốc đồng, hay kéo tóc, la hét hoặc cáu giận quá mức.
- Trẻ không thể ngồi yên mà chân tay thường hoạt động, ngọ nguậy liên tục.
- Trẻ dành nhiều thời gian để hoạt động và ít ngủ.
- Trẻ có xu hướng nói nhiều và thích quấy, phá trong các trò chơi hoặc khi mọi người nói chuyện.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo Thêm: Những điều ba mẹ cần làm để cùng con trưởng thành hạnh phúc
Các Phương Pháp Dạy Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý
Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý thường cần kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau. Vì trẻ thường khó tập trung, tiếp thu hay làm theo nên khi dạy cần tiến hành từ từ, kiên nhẫn chỉ bảo.
Phương Pháp Tâm Lý Trị Liệu
Vì vấn đề của trẻ bị ADHD thường bắt nguồn từ tâm lý nên phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý đầu tiên mà cha mẹ nên áp dụng chính là tâm lý trị liệu. Theo đó, có 2 liệu pháp hiện đang được sử dụng phổ biến là:
– Liệu Pháp Hành Vi (Behavioral Therapy)
Đây là liệu pháp giúp trẻ có thể hiểu, nhận thức được sự ảnh hưởng của cảm xúc, suy nghĩ lên các hành vi của mình. Khi phương pháp này được áp dụng trong thời gian ngắn, tập trung thì sẽ hỗ trợ người bệnh đối phó với các tình trạng tâm lý bất ổn.
Với phương pháp này, trẻ sẽ được khuyến khích để chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Từ những dữ liệu thu thập được, chuyên gia sẽ phân tích sự hữu ích ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động, hành vi của trẻ. Từ đó tìm ra các hành vi có hại và yêu cầu trẻ không được thực hiện theo.
– Liệu Pháp Tâm Lý Cá Nhân (Individual Therapy)
Liệu pháp này được thực hiện khi trẻ bị tăng động giảm chú ý do tác động từ môi trường sống. Các kỹ thuật trong phương pháp này sẽ giúp trẻ giảm nhẹ, phá vỡ các kích thích từ môi trường,… Kết hợp với đó là dạy các kỹ năng xã hội, tập luyện thư giãn, điều chỉnh hành vi,…
Khi ở nhà, trên lớp thì cha mẹ và thầy cô có thể áp dụng liệu pháp này vào cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý. Các kỹ thuật áp dụng được ở đây như khen thưởng, trừng phạt và định hướng môi trường.
Phương Pháp Giáo Dục Đặc Biệt
Ngoài 2 liệu pháp về tâm lý thì trẻ bị tăng động giảm chú ý cũng cần được hỗ trợ về học tập để không bị thua kém quá nhiều với bạn bè. Các phương pháp này cũng có tác dụng nhất định trong việc điều trị bệnh, hỗ trợ trẻ phát triển.
– Sử Dụng Kế Hoạch Học Tập Cá Nhân (IEP)
Đây là phương pháp sẽ tạo ra một kế hoạch học tập riêng dựa trên trình trạng của trẻ và mục đích cần hướng tới. Do đó, mỗi kế hoạch sẽ chỉ phù hợp với một cá nhân, cùng với đó là giải quyết tất cả các khía cạnh mà trẻ cần hỗ trợ về mặt giáo dục.
Thông thường sẽ bao gồm cả mục tiêu về học tập lẫn các kỹ năng trong cuộc sống. Các khía cạnh được hướng tới thường có kỹ năng xã hội, kỹ năng sống. Chính vì thế để lên được một kế hoạch học tập cá nhân cho trẻ cần kết hợp giữa cha mẹ, giáo viên và cả chuyên gia.
– Kỹ Thuật Học Tập Chủ Động (Active Learning Techniques)
Đây là phương pháp để trẻ tự điều chỉnh, quản lý, chủ động trong việc tìm kiếm, thảo luận, trao đổi và tự giải quyết vấn đề. Phương pháp này còn bao gồm đặt câu hỏi, đưa ra các gợi ý giúp đưa trẻ vào trung tâm của việc học, trở nên tập trung hơn. Thông qua phương pháp này có thể kích thích, tạo hứng thú với học tập ở trẻ nhiều hơn.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo Thêm: 5+ phương pháp dạy trẻ kém tập trung được nhiều ba mẹ áp dụng
Phương Pháp Dinh Dưỡng Và Sức Khỏe
Ngoài các phương pháp về tâm lý và học tập thì chúng ta cũng không thể bỏ qua được vấn đề dinh dưỡng và vận động. Bởi vì tất cả đều có thể ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh và sức khỏe của trẻ.
– Chế Độ Ăn Uống Cân Bằng
Một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng không chỉ nuôi dưỡng cơ thể mà còn cả trí não. Theo nhiều nghiên cứu, những thực phẩm tốt cho não đều có vai trò nhất định trong cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý.
Trẻ nên được bổ xung thêm các loại protein trong đậu, trứng, thịt, các loại hạt, phô mai và tăng cường carbohydrate tốt trong những loại trái cây như cam, quýt, bưởi táo,…Ngoài ra, trẻ nên hạn chế thực phẩm có màu nhân tạo, phụ gia, đường,…
– Hoạt động thể chất thường xuyên
Hoạt động thể chất không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn có thể làm giảm xu hướng tăng động, khó ngồi yên của trẻ. Vì thế, hằng ngày cha mẹ nên dành thời gian cho bé tham gia các hoạt động bên ngoài như đạp xe, chạy bộ, đi bơi,,… Những bài tập này sẽ tiêu hao bớt năng lượng dư thừa ở trẻ, giảm tình trạng phá phách, quấy nhiễu, hành vi bốc đồng.
Vai Trò Của Ba Mẹ Trong Quá Trình Dạy Trẻ ADHD
- Tạo Môi Trường Ổn Định Và Yêu Thương: Một môi trường sống lành mạnh, có sự hạnh phúc và yêu thương sẽ giúp tâm lý trẻ được phát triển khỏe mạnh. Môi trường ổn định cũng giúp trẻ ít phải đối mặt với các vấn đề quá khích khiến khó kiểm soát cảm xúc.
- Khuyến Khích Và Động Viên Trẻ: Việc có cha mẹ động viên sẽ giúp trẻ có thể yên tâm hơn khi điều trị, giảm cảm giác bất an, lo lắng. Như vậy vừa có lợi cho tâm lý bé lại vừa giúp bé có động lực hơn để thực hiện các hoạt động, bài học.
- Theo Dõi Và Đánh Giá Quá Trình Phát Triển: Với thời gian dài ở cạnh, cha mẹ dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả của các phương pháp, sự phát triển của trẻ. Từ đó có thể đưa ra những hướng giải quyết hoặc cung cấp thông tin cho chuyên gia.
- Tham vấn ý kiến của chuyên gia khi bé không cải thiện: Khi đó, cha mẹ cần liên hệ chuyên gia để điều chỉnh hoặc áp dụng các phương pháp khác.
Kết luận
Các cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý mà KidsUP chia sẻ ở trên thường cần đến các kỹ thuật, liệu pháp có tính chuyên môn cao. Khi gặp vấn đề này trẻ thường gặp khó khi giao tiếp, tạo dựng quan hệ, dễ bị cô lập nên cần sự hỗ trợ lớn từ gia đình và xã hội. Trong quá trình áp dụng bất cứ phương pháp nào thì sự đồng hành yêu thương và kiên nhẫn từ cha mẹ vẫn sẽ là điều tốt nhất.