Cách dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân tuyệt đối bố mẹ không nên bỏ qua!

Cách dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân bố mẹ không nên bỏ qua!

Cách dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân, ứng phó trước những tình huống nguy hiểm thế nào để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu và áp dụng trong thực tế? Cùng tìm hiểu và trang bị cho bé thông qua những tình huống cụ thể ở bài viết dưới đây!

Cách dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân Cách dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân

Ngày nay, dạy con bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm rình rập xung quanh là một trong những việc vô cùng cần thiết và quan trọng mà bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng không được bỏ qua. Vậy ba mẹ cần làm gì để trẻ có thể tự tin ứng phó từng trường hợp cụ thể? Câu trả lời sẽ có ngay ở bài chia sẻ sau đây.

Tại sao cần quan tâm đến cách dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân?

Đối với trẻ 4 – 5 tuổi, môi trường bên ngoài gia đình luôn là một thế giới đầy thú vị để tự do khám phá, tìm hiểu. Mọi sự vật, hiện tượng, đối tượng quanh trẻ đều đáng yêu và hấp dẫn. Mặc dù, lúc này nhận thức của trẻ đã phát triển, đã bắt đầu hình thành ý thức của bản thân với cuộc sống xung quanh. Tuy nhiên, trẻ chưa thể xác định được tình huống xấu hay tốt, cách xử lý từng tình huống ra sao. Vì vậy, trẻ rất dễ bị lợi dụng và rơi vào các tình huống nguy hiểm mà chính bản thân trẻ không hề hay biết. 

Kẻ xấu luôn xung quanh trẻKẻ xấu luôn xung quanh trẻ

Đặc biệt, xã hội hiện đại ngày càng phức tạp, không thiếu những người có hành vi xấu quanh trẻ. Trong khi đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng kè kè chăm sóc để bảo vệ. Theo thống kê về tình trạng xâm hại trẻ em (từ báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” của Đoàn giám sát Quốc hội khóa XIV), từ năm 2015 – 2019, cả nước có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện. Trong đó, 6.432 trẻ bị xâm hại tình dục; 857 trẻ bị bạo lực; 106 trẻ bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; 1.314 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác. 

Chính vì vậy, việc dạy trẻ những kỹ năng xử lý tình huống khi nguy hiểm xảy ra là một việc cực kỳ cấp thiết. Mỗi ba mẹ nên có phương pháp giáo dục đúng cách để tạo nên một lá chắn an toàn đối với trẻ.

6 cách dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân

Bảo vệ bản thân trước người lạ

Không được đi theo người lạ: 

Trước tiên, ba mẹ cần dạy trẻ giữ khoảng cách an toàn với người lạ, tối thiểu là 2,5m. Vận dụng các ví dụ từ truyện cổ tích, ngụ ngôn nói về người xấu, người tốt hoặc giả định tình huống để bé dễ hình dung cách xử lý. Cuối cùng nhấn mạnh trẻ không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất kỳ người lạ nào hay đi theo họ dù bất kỳ nơi đâu. Và, tuyệt đối không nói tên thật của mình, tên bố mẹ để tránh trường hợp kẻ xấu tự nhận là người thân để bắt cóc.

Tuyệt đối không nhận bất cứ thứ gì từ người lạ:

Thường xuyên nhắc đi nhắc lại việc trẻ không được nhận đồ ăn, đồ chơi,… từ người lạ. Ba mẹ có thể thử thách con qua những câu hỏi như: ” Nếu cô A, chú B,…cho con kẹo/búp bê,… thì con sẽ làm gì? “. Sau đó, hãy giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải làm như vậy.

Không bao giờ mở cửa cho người lạ khi bố mẹ không ở nhà:

Khi không có nhà, ba mẹ cần dặn trẻ những điều sau: Khi người lạ muốn vào nhà, bé không được mở, thay vào đó chốt cửa thật chặt rồi giả vờ gọi tên ba mẹ thật to. Nếu người lạ xưng là đồng nghiệp, trẻ cũng không được mất cảnh giác, hãy gọi điện cho bố mẹ, hàng xóm, thậm chí là 113 nếu kẻ xấu không chịu rời đi.

Không nhận bất cứ thứ gì từ người lạKhông nhận bất cứ thứ gì từ người lạ

Ứng xử khi đi lạc bố mẹ

Ở độ tuổi mầm non, trẻ thường hay hiếu kỳ và thích chạy nhảy lăng xăng nên rất dễ bị lạc. Vì vậy hãy dạy con biết rằng, với tình huống này, con không nên sợ hãi hặc khóc lớn, không cần chạy khắp nơi tìm ba mẹ, hãy cứ đứng yên một chỗ chờ ba mẹ, người thân đến đón. Để an toàn hơn, dạy con ghi nhớ những thông tin cá nhân như tên, số điện thoại, địa chỉ nhà và tìm sự giúp đỡ của những người mặc đồng phụ như bảo vệ, nhân viên an ninh, công an,… 

Cách dạy con tìm sự giúp đỡ khi bị lạcCách dạy con tìm sự giúp đỡ khi bị lạc

Giáo dục giới tính

Việc dạy trẻ những hiểu biết về cơ thể nói chung và các bộ phận nhạy cảm nói riêng nên được ba mẹ quan tâm, định hướng và cho trẻ tiếp cận từ sớm. Thời điểm thích hợp để nói về chủ đề này là khi cho trẻ đi tắm. Hãy nhắc trẻ nhận thức được đâu là những bộ phận “bất khả xâm phạm” trên cơ thể. Và ngoại trừ bố/mẹ khi giúp trẻ tắm rửa hay bác sĩ khi thăm khám, còn lại không ai được tùy tiện nhìn, động chạm vào những vùng nhạy cảm này.

Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay để tránh bị xâm hại

Tay cái – ba mẹ, ông bà người thân, bé có thể ôm hôn những người này hoặc để các thành viên trong gia đình ôm hôn.

Tay trỏ – thầy cô, bạn bè, họ hàng, những người này chỉ có thể nắm tay, khoác vai bé.

Ngón giữa  – người quen biết như hàng xóm, bạn của ba mẹ, những người này bé chỉ nên bắt tay, cười, chào hỏi.

Ngón áp út – người quen mới gặp lần đầu, bé chỉ nên vẫy tay chào.

Tay út – người lạ, khiến trẻ bất an, hãy xua tay, bỏ chạy và hét to để thông báo với người xung quanh.

Quy tắc 5 ngón tayQuy tắc 5 ngón tay

Cách dạy con kỹ năng an toàn giao thông

Để trẻ tham gia giao thông một cách an toàn, ba mẹ nên giúp con nhận biết một số loại biển báo, tín hiệu cơ bản và quy tắc đi đường như: đèn báo giao thông, phải đi bộ trên vỉa hè, đi trên lề phải, cách quan sát khi sang đường,…

Xử lý tình huống nguy hiểm

Khi gặp hỏa hoạn: Ba mẹ hãy giả lập tình huống và cùng bé thực tập cách xử lý như: làm ướt khăn/khẩu trang bịt vào miệng để không hít phải khói, bò thấp, men theo tường di chuyển thật nhanh ra ngoài hoặc gọi 114 để cứu hỏa, 115 để cứu thương,…

Khi bị bắt cóc: Dạy bé hét to cầu cứu, bám chặt vào các đồ vật xung quanh hay ngồi thụp xuống, 2 tay và 2 chân quắp chặt lấy chân kẻ bắt cóc,…

Cách dạy trẻ kỹ năng ứng phó khi hỏa hoạnDạy trẻ kỹ năng ứng phó khi hỏa hoạn

Hãy là những ba mẹ thông thái, trang bị cho con những kiến thức, kỹ năng cần thiết bảo vệ con khỏi những nguy hiểm đầy rẫy xung quanh càng sớm càng tốt. Theo dõi Kids UP để có thêm nhiều cách dạy con bổ ích nhé!

 

 

 

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage