7 cách dạy trẻ 3 tuổi chậm nói từ chuyên gia Tai mũi họng

Không phải cô giáo, trung tâm mà bố mẹ là người lý tưởng nhất giúp con thoát chậm nói

Trẻ 3 tuổi chậm nói là tình trạng khá nghiêm trọng khi bố mẹ đã bỏ lỡ mất giai đoạn 2 tuổi bùng nổ ngôn ngữ của trẻ. Vậy làm sao để mau chóng cải thiện, giúp con sớm nói được như chúng bạn và hòa đồng trở lại? Cùng tìm hiểu 7 cách dạy trẻ 3 tuổi chậm nói được hướng dẫn bởi PGS. TS. Phạm Thị Bích Đào – giảng viên cao cấp bộ môn Tai – mũi – họng của Đại học Y Hà Nội nhé.

Không bắt chước cách đọc sai

dạy trẻ 3 tuổi chậm nói bằng cách không nhắc lại cách nói sai

Dạy trẻ 3 tuổi chậm nói bằng cách không nhắc lại cách nói sai (nguồn: baobariavungtau)

Trẻ chậm nói thường phát âm không chuẩn, có khi bị nói ngọng, nói đớt, líu lưỡi. Mặc dù ở lứa tuổi của con thế là rất đáng yêu, nhưng bố mẹ cũng không nên lặp lại và vỗ tay để con hiểu lầm rằng mình đang đọc đúng. Khi ấy con hình thành thói quen khó sửa, mà ngay từ đầu bố mẹ phải sửa cho con tuy nhiên không quá ép buộc khiến con nản, không muốn nói.

Giao tiếp với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt

Thay vì nói vọng hay không tập trung, mẹ hãy trao đổi nhìn vào mắt con và gọi tên con. Mẹ cũng nên đứng hoặc ngồi sao cho ở vị trí ngang tầm mắt, nhằm thu hút sự tập trung của con, tạo chiều sâu trong giao tiếp. Bố mẹ nhớ thường xuyên thể hiện hoạt động này để con ghi nhớ, khắc sâu được hoạt động giao tiếp, tạo thói quen khi giao tiếp trẻ nên nhìn vào mắt mọi người, tạo sự tự tin cho bé và phản ứng tích cực.

Giao tiếp ngang tầm mắt dạy trẻ 3 tuổi tập nói hiệu quả

Giao tiếp ngang tầm mắt dạy trẻ 3 tuổi tập nói hiệu quả (nguồn: trituetreem)

Dạy trẻ 3 tuổi chậm nói bằng cách nói chậm, rõ ràng, dễ hiểu

Một nguyên tắc trong bài tập luyện trẻ tập nói đó là:

  • Dạy từng âm đến khi nào con hoàn thiện, đọc tròn rõ mới chuyển sang âm khác.
  • Bắt đầu bằng các nguyên âm: u…..a…..i…..e…..ê
  • Rồi mới đến phụ âm: b…..p…..d……đ…..k…..n…..m…..c…..t
  • Thực hiện nguyên tắc 2/1/2, tức là ngắt câu chậm và theo nhịp 2/1/2. Ví dụ như: Lấy/ giúp mẹ/ bát/ cơm. Nhờ đó con nghe rõ từng chữ, hiểu yêu cầu của mẹ và phản ứng cũng tốt hơn khi giao tiếp.

Dùng hình ảnh trực quan, hoạt động dạy trẻ tập nói

Học ngôn ngữ qua hình ảnh

Học ngôn ngữ qua hình ảnh (nguồn: youmed)

Hình ảnh trực quan tức là mẹ nhắc đến đồ vật gì thì đưa ra trước mặt cho con nhìn thấy và gọi tên. Ví dụ mẹ lấy quả táo ra và nói “Quả táo”, để con hiểu mỗi lần nhìn thấy quả táo là phản xạ bật ra âm thanh “quả táo”.

Trẻ vừa có thể kết nối ngôn ngữ với hình ảnh, giúp việc học sinh động, vừa giúp con ghi nhớ các sự vật, sự việc thông qua ngôn ngữ, tên gọi. Từ đó, bố mẹ có thể áp dụng phương thức tráo thẻ, dựa trên những hình ảnh thực của sự vật.

Dùng thẻ kích thích là cách dạy trẻ 3 tuổi tập nói

Như đã nói ở trên, việc dùng hình ảnh trực quan giúp con liên tưởng và ghi nhớ từ sâu hơn. Các tấm thẻ Flashcard có nhiều yêu cầu, đòi hỏi về độ chính xác, chuẩn kỹ thuật mới đạt hiệu quả học ngôn ngữ, tuy nhiên hàng kém chất lượng tràn lan ngoài thị trường. Vậy nên bố mẹ có thể tráo thẻ Flashcard ngay trên ứng dụng Kids UP với hình ảnh rõ nét, chuẩn kích thước, tốc độ chuẩn 0.5 – 1 giây, được hơn 1 triệu bố mẹ Việt tin dùng.

Hơn thế, nhiều hoạt động phát triển trí tuệ, cân bằng não trái – phải với các chủ đề động vật, sự vật quen thuộc khiến con hào hứng, dễ dàng bật âm hơn. Kids UP đã giúp hơn 67.000 trẻ em Việt thoát chậm nói thành công.

>>>>> Bố mẹ có thể tìm hiểu tại ĐÂY.

Cho con thời gian xử lý thông tin là cách dạy trẻ 3 tuổi chậm nói

Cho con thời gian xử lý thông tin và phản xạ

Cho con thời gian xử lý thông tin và phản xạ (nguồn: trungtamphuchoichucnang)

Khi trò chuyện hoặc yêu cầu con làm gì, bố mẹ hãy cho con thời gian xử lý thông tin trong 5 – 10 giây. Nếu con không thể thực hiện được, khi ấy bố mẹ mới hỗ trợ trẻ. Bố mẹ có thể lặp lại nhiều lần trong các tình huống khác nhau để con được rèn luyện phản xạ. Đừng quá lo lắng khi thời gian đầu con chưa bắt kịp, khi được rèn luyện với tần suất thường xuyên, đều đặn, bé sẽ sớm bật âm và phản xạ tốt hơn.

Tạo môi trường ngôn ngữ đủ nhiều từ gia đình và bạn cùng trang lứa

Người tương tác và giao tiếp với con là vô cùng quan trọng. Thay vì để con xem các chương trình vô bổ, chỉ có tương tác 1 chiều nghe – nhìn mà không cần phản hồi, bố mẹ hãy là người tương tác, giao tiếp cùng con, hoặc đưa con tới môi trường công cộng, trường mẫu giáo…

Không phải cô giáo, trung tâm mà bố mẹ là người lý tưởng nhất giúp con thoát chậm nói

Không phải cô giáo, trung tâm mà bố mẹ là người lý tưởng nhất giúp con thoát chậm nói (nguồn: omegajunior)

Ở lớp học, trẻ phải tự lực làm nhiều thứ: tự ăn, uống, gấp chăn, cất đồ chơi, tự đòi đi vệ sinh… Khi đó, con buộc phải sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt mong muốn của mình. Đặc biệt, các bạn nhỏ cùng trang lứa có sức ảnh hưởng rất lớn đến bé, khi con thích bắt chước hành động, trò chơi của các bạn ngay từ khi mới 12 tháng tuổi. Vậy nên đặt con vào môi trường nhiều bạn nhỏ, nhiều tiếng nói trẻ em, càng khiến con yêu thích và sớm bật âm hơn.

Tương tự ở nhà, ngoài việc tương tác qua các hoạt động, trò chơi, bố mẹ có thể cùng con hát, đọc truyện cho trẻ nghe, đặc biệt là truyện hình hoặc truyện tiềm thức. Khi con được “tắm nghe” trong môi trường ngôn ngữ thường xuyên ấy, trẻ sẽ học được kỹ năng giao tiếp, giúp bé sớm thoát chậm nói.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử miễn phí

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!