5 kỹ năng quan trọng trước khi vào tiểu học cho trẻ

5-ky-nang-quan-trong-truoc-khi-vao-tieu-hoc-cho-tre

Đây là những kỹ năng quan trọng không cần đợi tuổi, mà con sẽ tiếp tục học mãi trong suốt cuộc đời mình. Những bài học lớn này cần được ươm mầm và gắn rễ ngày từ thuở trẻ còn thơ. Dưới đây là 5 bài học quan trọng mà KidsUp đã tổng hợp.

#1: TRUNG THỰC
Giúp trẻ học cách tôn trọng và nói lên sự thật

Trẻ có phản xạ bắt chước những hành động và dễ bị ảnh hưởng bởi tính cách của những người xung quanh. Vì vậy cách tốt nhất để dạy con giá trị của sự trung thực không ở đâu xa chính là chúng ta trở thành tấm gương để trẻ noi theo.

Tuy nhiên không phải lúc nào sự thật cũng có thể dễ dàng nói ra hay chia sẻ. Ví dụ như khi trẻ mắc lỗi, sợ bị bố mẹ mắng hay trách phạt mà không dám nói ra, hay thậm chí nói dối và đổ tội cho người khác. Đây là một thói quen rất xấu, nhưng chúng ta không thể hoàn toàn trách trẻ được.

5-ky-nang-quan-trong-truoc-khi-vao-mau-giao-cho-tre

Dạy trẻ cách luôn tôn trọng sự thật, nhưng một cách lịch sự

Trẻ cần được cảm thấy đủ an toàn để trở nên cởi mở về sự thật. Ví dụ như khi con mắc lỗi bạn đừng trách phạt con nặng nề, hay liên tục đay nghiến, so sánh con. Điều này sẽ để lại những vết hằn sâu trong tâm trí trẻ và vô tình gây ra những căng thẳng không cần thiết.

Chúng ta nên trách phạt lỗi lầm chứ không phải trách phạt con.

>>> Liên quan: 4 phương pháp dạy trẻ giao tiếp tốt

Ngoài ra, sự thật được nói ra không đúng thời điểm có thể khiến những người xung quanh ngượng ngùng hay khó xử. Bạn nên giúp con hiểu và phân biệt thời điểm thích hợp để nói và những gì không nên nói. Như là một bình luận về ngoại hình của người khác hay những điều riêng tư trong gia đình.

#2: CÔNG BẰNG
Giúp trẻ nhận ra lỗi lầm và sửa đổi

Trẻ nên học được bài học về sự công bằng càng sớm càng tốt. Em không nên phân biệt màu da, vùng miền, giới tính hay giàu nghèo của bạn bè hay những người xung quanh. Mọi người nên được đối xử công bằng và bao dung như nhau.

5-ky-nang-quan-trong-truoc-khi-vao-mau-giao-cho-tre

Công bằng và bao dung với những khác biệt của bản thân và người khác

Điều này không chỉ giúp hình thành đức tính tốt cho trẻ, mà còn giúp em trở thành một người bạn, người con, người học sinh hòa đồng và dễ mến hơn trong mắt người khác.

Tuy nhiên điều này cũng tới từ hành vi cả ba và mẹ. Bạn không nên thiên vị con lớn con bé hay có thái độ phân biệt đối xử với mọi người xung quanh.

#3: QUYẾT TÂM
Khuyến khích con vượt qua thử thách, khó khăn

Kiên trì – Quyết tâm – Nhẫn nại là những bài học lớn và vỡ lòng mà trẻ cần được rèn rũa trước 5 tuổi. Cách đơn giản nhất mà ba mẹ có thể giúp con đó là đưa ra những phản hồi và lời khen thực tế, chân thành, không nói quá, không phóng đại, và đưa ra lời khuyên để con có thể làm tốt hơn trong các lần sau.

5-ky-nang-quan-trong-truoc-khi-vao-mau-giao-cho-tre

Dạy con học cách trân trọng quá trình nhiều hơn là thành quả

Một cách khác và “quyền lực” hơn để giúp trẻ trở nên quyết tâm đó là liên tục gợi mở và tạo điều kiện, cơ hội để con có thể thử sức với những điều và thử thách mới. Ví dụ như con là một đứa trẻ nhút nhát, bạn hãy đưa con tới sân chơi, hoặc giới thiệu con với những người bạn đồng trang lứa mới để con tập làm quen và kết bạn. Nếu con dễ nổi nóng, bạn hãy dạy con những chiến thuật đơn giản như là đếm từ 1 tới 10 mỗi khi con thấy khó chịu.

Cuối cùng là một cái ôm, một lời động viên và khen ngợi cụ thể về thử thách và sự cố gắng mà con đã bỏ ra. Kể cả khi trẻ không thành công trong lần đầu tiên, bạn hãy giúp trẻ trân trọng quá trình hơn là thành quả, và khuyến khích con làm tốt hơn trong lần sau!

#4: ĐỒNG CẢM
Dạy trẻ cách suy nghĩ cho cảm xúc của người khác

Hãy đặt những câu hỏi đúng.
– Hôm nay con cảm thấy thế nào? Con sẽ cảm thấy thế nào nếu con là bạn A,B? Tại sao con lại làm như thế? Nếu con là bạn A con sẽ cảm thấy thế nào khi bị như vậy?
– Nếu vậy con sẽ làm khác đi như thế nào?

5-ky-nang-quan-trong-truoc-khi-vao-mau-giao-cho-tre

Dạy trẻ tìm hiểu cảm xúc của bản thân và suy nghĩ cho người khác

Chúng ta không ai hoàn hảo cả. Chúng ta mắc sai lầm và đôi khi làm tổn thương nhau. Nhưng có lẽ điều mà mọi người đều cần là một chút bao dung và tha thứ từ những người đối diện.

>>> Liên quan: Xử lý những cảm xúc tiêu cực ở trẻ

Bạn hãy dạy con cách chấp nhận cả những cảm xúc tiêu cực của bản thân, đưa ra lời khuyên để con có thể xử lý chúng tốt hơn trong những lần sau. Sau đó là đặt những câu hỏi phù hợp về cảm xúc và suy nghĩ của người khác để con có những cái nhìn đa chiều hơn. Đây là những bài học nhỏ và tiền đề cho sự phát triển sau này của con, ba mẹ đừng nên bỏ qua nhé!

#5: YÊU THƯƠNG
Bày tỏ lòng biết ơn và thương yêu với người thân và bạn bè xung quanh

Chúng ta thường nghĩ trẻ con có một cái gì đó rất bản năng và tự nhiên trong cách bài tỏ lòng yêu thương với những người xung quanh. Nhưng sự thơ ngây này sẽ dần mất đi theo thời gian khi chúng lớn lên, nếu như không có sự chỉ bảo kèm cặp đúng cách từ cha mẹ.

5-ky-nang-quan-trong-truoc-khi-vao-tieu-hoc-cho-tre

Lần cuối mà chúng ta nói với con rằng: “Ba/mẹ yêu con”, hay lần cuối mà chúng quấn chân bạn mỗi khi đi làm về là bao giờ?

Tình thương cũng có thể “bắt chước”. Trẻ con điều này hiệu quả và thiết thực nhất từ những người xung quanh chúng. Bạn sẽ mãi là hình mẫu lý tưởng mà con noi theo, ít nhất là cho tới khi chúng trưởng thành. Vậy nên hãy bày tỏ sự yêu thương phóng khoáng hơn nhé. Một cái ôm dành cho vợ/chồng, vài lời hỏi thăm bố mẹ hay những cuộc trò chuyện sâu sắc đều tính!

>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ

Đừng để một ngày nào trôi qua mà không dành cho nhau vài cử chỉ yêu thương dù rằng bạn đã có một ngày mệt mỏi. Đừng đợi phải có cớ mới trao nhau 1 cái ôm. Và đừng để những muộn phiền khiến không khí nơi chốn thân thương cũng trở nên bất an.

>>> Đọc thêm về những phương pháp nuôi dạy con hiệu quả tại ĐÂY

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử miễn phí

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!