10 lưu ý để kỷ luật trẻ đúng cách

10-luu-y-de-ky-luat-tre-dung-cach

Kỷ luật trẻ đúng cách không phải là một chuyện đơn giản, và chúng ta luôn có thể mắc sai lầm. Điều quan trọng nhất là chúng ta sẽ không ngừng thay đổi và hoàn thiện để đem lại những điều tốt nhất cho con. Ba mẹ hãy cùng xem trên thang điểm 10 thì bản thân đang có bao nhiêu điểm làm chưa đúng khi kỷ luật con nhé!

1. LA MẮNG TẠI NƠI CÔNG CỘNG

Khi bị la mắng nơi đông người trẻ thường có xu hướng để ý tới ánh mắt của những người xung quanh nhiều hơn là những gì ba mẹ đang nói, vậy nên điều này không những không giúp con thêm “nhớ” những bài học này, mà chỉ khiến chúng trở nên tự tin, chống đối và khép kín hơn.

10-luu-y-de-ky-luat-tre-dung-cach

Những lúc này ba mẹ hãy cố gắng thở sâu, bình tĩnh và tìm một nơi kín đáo để giải thích lí do vì sao con sai.
Nếu không thể tìm được một nơi đủ riêng tư, thì bạn hãy nói với con rằng: “Mẹ con mình sẽ nói về chuyện này khi về nhà.”

2. ĐƯA RA NHỮNG CHỈ DẪN MƠ HỒ, KHÔNG RÕ RÀNG

Khả năng nhận thức của con khi còn nhỏ vẫn chưa trọn vẹn, vậy nên trẻ dễ dàng hiểu nhầm, hoặc không hiểu gì những điều bạn nói. Nếu bạn muốn đưa ra lời khuyên hay dạy dỗ con, hãy chắc rằng bạn truyền đạt chúng 1 cách ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu nhất.

3. THOẢ HIỆP HOẶC “HỐI LỘ” CON

Trẻ thường làm nũng, giận dỗi, la hét hay thậm chí là đập khá đồ đạc, trở nên hung hăng khi chúng muốn được đáp ứng một nhu cầu nào đó. Đôi khi chúng ta đáp ứng những nhu cầu này chỉ để con trật tự, không làm bố mẹ xấu mặt, hay đỡ “phiền”. Nhưng điều này ntgầm ý rằng chiến thuật của chúng đã thành công, và sau nhiều lần liên tiếp chúng sẽ càng quấy và khó để rèn rũa hơn.

Thậm chí đôi khi chúng ta cũng khen thưởng “quá đà” khi trẻ làm việc tốt. Chúng ta không nên thưởng cho trẻ bất cứ khi nào chúng làm việc gì đó tốt. Lâu dần điều này sẽ trở nên bắt buộc, không thì con sẽ không tự giác làm. Và điều này cũng ảnh hướng rất lớn tới tương lai của trẻ.

4. KHÔNG ĐẾ Ý TỚI CƠN ĐÓI

Người lớn cũng không thể làm việc và suy nghĩ thông suốt nhất khi đói, trẻ con cũng vậy. Cơn đói khiến chúng ta khó tập trung, dễ hờn dỗi và nổi giận hơn. Điều này cũng không có nghĩa là chúng ta có thể cho con ăn vặt vô độ vào bất cứ khi nào.

>>> Liên quan: Trẻ Được Phát Triển Lành Mạnh Khi Bố Mẹ Làm Điều Này

Khi nào con bỗng trở nên cáu bẳn và giận dỗi, bạn hãy cùng con ăn nhẹ một thứ gì đó và ngồi xuống để nói về chuyện này. Điều này giúp cả 2 hiểu và thông cảm cho nhau hơn.

5. NÓI DÀI DÒNG

Trẻ thường sẽ chỉ tập trung lắng nghe nhất trong khoảng 1-2 câu đầu. Vậy nên trong hầu hết mọi trường hợp, nếu không thể giúp trẻ tập trung toàn bộ thì ba mẹ hãy cố gắng giải thích hay mắng con ngắn gọn và dễ hiểu nhất nhé.

6. MẤT KIỂM SOÁT

Rất khó để luôn bình tĩnh trước những trò quậy phá của con, nhưng phần lớn trẻ con sẽ chẳng học được gì nhiều khi bị la hét, chúng chỉ thấy sợ, và nỗi sợ này dần có thể trở thành sự chống đối. Bạn cần cho phép bản thân thời gian được hít thở và bình tĩnh trước khi đối diện với con.

7. HAY TỰ ÁI

Đôi khi trẻ chống đối không có nghĩa là chúng không tôn trọng bạn. Trẻ con bộc lộ nhu cầu và suy nghĩ của mình một cách bản năng bằng hành động, và điều này đôi khi khiến bố mẹ phiền lòng thực sự.

10-luu-y-de-ky-luat-tre-dung-cach

Hãy ôm, yêu thương con và duy trì những hoạt động, thói quen da chạm da, luôn tôn trọng và lắng nghe con, đồng thời giúp con hiểu rằng mình cũng luôn phải tôn trọng ba mẹ và những người khác.

8. LÀM CON XẤU HỔ

Đừng so sánh con, kể cả khi bạn nghĩ điều đó là tốt cho trẻ. Điều này gây hại nhiều hơn là được. Và những lời so sánh sẽ ở lại mãi trong tâm trí trẻ, đến mãi khi em đã trưởng thành, dễ dàng đánh bại sự tự tin của em.

9. ĐƯA RA NHỮNG HÌNH PHẠT VÔ LÝ

“Con bị phạt không xem tivi trong 1 tháng”
“Con sẽ không được … “
Những hình phạt đôi khi vô lí tới mức chúng ta cũng khó lòng kiểm soát và thực hiện được. Bạn chỉ nên đưa ra những hình phạt khi bạn chắc chắn rằng bản thân có thể thực hiện nó như là giới hạn thời gian con sử dụng tivi, thoả thuận một khung giờ cố định cho điều này, và kiên quyết với nó.

>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ

10. QUÁ DỄ DÃI

Quá nghiêm khắc cũng không tốt, quá dễ dãi cũng vậy. Nếu bạn đặt ta những quy định nhưng lại không thực hiện chúng, thì chỉ khiến con nhận ra sự lỏng lẻo và dễ dàng vượt quá giới hạn, tới khi bạn chẳng thể kiểm soát nổi nữa. Điều này không giúp mối quan hệ của bạn và con thêm gắn bó. Một chút khuôn khổ và luật lệ luôn cần thiết.

Theo Tạp chí Parents

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!