Trước khi dạy con đủ thứ trên đời, bạn đã có cách dạy con KỸ NĂNG sống còn này chưa?

Cách dạy con tự bảo vệ bản thân khỏi bạo hành

Từ sau vụ bạo hành trẻ 8 tuổi tử vong, nhiều bố mẹ nhận ra rằng, bạo hành hay lạm dụng không nhất thiết phải là người xa lạ, mà có thể chính trong gia đình mình. Và nguy cơ con bị bạo hành, lạm dụng có thể từ rất sớm, khi con mới 2, 3 tuổi. Vậy nên bố mẹ cần có cách dạy con về các kiến thức giới tính cũng như các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, hay lên tiếng việc bị bạo hành, lạm dụng của chính mình hoặc của người khác.

Cách dạy con tự bảo vệ bản thân khỏi bạo hành

Cách dạy con tự bảo vệ bản thân khỏi bạo hành (nguồn: vietnammoi)

Bố mẹ có biết, điều khiến việc lạm dụng trẻ em khó bị phát hiện và ngăn chặn là bởi kẻ bạo hành có thể rất gần gũi đến khó tin, đó là họ hàng, người thân của con. Con miễn cưỡng che giấu vì bị đe dọa, vì sợ bố mẹ quát nạt khi tố cáo người thân, ngoài ra con chưa có đủ nhận thức về hành vi lạm dụng, bạo hành, mà con chỉ cảm nhận bị đau đớn mà thôi.

Vậy nên ngay từ bây giờ, bố mẹ hãy có cách dạy con tự vệ hợp lý, để con được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng dù còn rất nhỏ, đặc biệt là các bé gái.

Các dấu hiệu cảnh báo bị lạm dụng, bạo hành của con

Sự việc cháu bé 8 tuổi bị bạo hành đã diễn ra trong suốt thời gian dài khoảng 1 năm, chỉ trong 4 bức tường của ngôi nhà. Với các bốmẹ khác, bố mẹ có thể kịp thời phát hiện các dấu hiệu trên cơ thể hoặc tâm sinh lý của con khi sự việc mới bắt đầu manh nha, để tránh cho vấn đề leo thang. Nếu bố mẹ thấy các dấu hiệu dưới đây, hãy tâm sự chia sẻ với con để kịp thời can ngăn và có cách giúp con sớm:

  • Con cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn.
  • Con trở nên thái quá trong cách giận dữ, hoặc sợ sệt, lo lắng hơn với trước đây.
  • Con từ chối, mất bình tĩnh, hét lớn khi phải về nhà hoặc gặp 1 ai đó.
  • Trẻ thể hiện bạo lực qua câu chữ hay hình vẽ
  • Con thường xuyên không khỏe, mất tập trung, gây nên sa sút trong học tập.
  • Trẻ có những vết bầm bất thường so với các vết bị ngã, bị va vào đồ vật. Kids UP chỉ mẹ 1 số sự khác biệt sau:

Phân biệt các vị trí bị bạo hành với các vết thương bị ngã

Phân biệt các vị trí bị bạo hành với các vết thương bị ngã (nguồn: Facebook)

Cách dạy con tự bảo vệ bản thân

Đọc sách và sớm giáo dục con về giáo dục giới tính, về quyền không để ai đụng chạm vào cơ thể mình, bất kể là người thân thiết nào, chỉ trừ mẹ ruột và bà ngoại, dì khi tắm rửa cho con. Bố mẹ có thể dạy con bằng cách dạy con gọi tên các bộ phận trên cơ thể, thông qua những lúc cùng con tắm, vệ sinh cá nhân hay thay quần áo. Các trò chơi giúp bé “học mà chơi” dễ dàng hơn như là mẹ tắm đến đâu, nhắc đến bộ phận đó, ví dụ: “Mẹ kì cọ tay cho con này!”, “Mẹ lau mông cho bé nhé!”, “Mẹ dội nước trôi hết xà phòng trên bụng con”,… Sau đó mẹ sẽ hỏi con các bộ phận một cách vui vẻ: “Mẹ đang rửa phần nào của con đây nhỉ?”. Trong thời gian đầu, bé 2, 3 tuổi sẽ không hiểu ngay những điều mẹ nói, nhưng “mưa dầm thấm lâu”, con sẽ biết đâu là điều cấm kị, chỗ nào không nên đụng vào.

Phần cơ thể riêng tư của bé trai bé gái

Phần cơ thể riêng tư của bé trai bé gái (nguồn: Facebook)

Bố mẹ cũng có thể tham khảo các trò chơi về gọi tên bộ phận cơ thể trên Kids UP, giúp con “học mà chơi, chơi mà học”, cùng lúc đó khuyên nhủ, tâm sự với con về việc không được để người lạ đụng chạm vào “các bộ phận riêng tư trên cơ thể” của con.

>>> Tìm hiểu Kids UP tại ĐÂY!

Học Kids UP bộ phận cơ thể

Học Kids UP về bộ phận cơ thể 

Khi trẻ lớn dần, bố mẹ hãy dạy con về quyền của con người. Dạy con hiểu hành vi thế nào là bạo hành, thế nào là dạy dỗ. Khi được dạy về quyền con người, ngay cả bố mẹ ruột cũng không được quyền bắt ép con làm những việc đáng lẽ không phải phận sự của con ở tuổi đó như lau dọn nhà quá sức, leo trèo sửa dây điện… Khi con đã thấm nhuần các quyền làm người từ bé, lớn lên chúng sẽ biết tôn trọng sự riêng tư của người khác cũng như biết trân trọng chính cơ thể mình.

Hãy dạy con nhận biết các dấu hiệu chứng tỏ sắp bạo lực do người lớn gây ra để trước hết bản thân con nên tránh, đồng thời có thể giúp người yếu thế rời khỏi khu vực nguy cơ.

Ở những nơi ngoài gia đình, nơi không có bố mẹ ở bên, như trường học, công viên, hàng ăn… các con cũng cần được dạy về cách bảo vệ an toàn để làm chủ tình huống. Bằng cách nhớ số điện thoại khẩn cấp, địa chỉ cần thiết, con có thể tìm người bảo vệ và giúp đỡ.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bạo hành, việc đầu tiên bố mẹ làm không phải hỏi ai đã gây ra, mà là cảm thông, chia sẻ cùng con, giúp con ổn định tinh thần và động viên trẻ. Bố mẹ nên tránh không quát mắng con như “Sao con dốt thế, sao không biết tránh nhà đó ra mà còn tới?”, điều này chỉ khiến con thêm dằn vặt bản thân và không dám kể cho bố mẹ nghe những lần sau. Khi con đã cảm thấy an toàn, con mới tin tưởng chia sẻ mọi việc cho bố mẹ.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage