Trẻ 27 tháng chậm nói, mẹ nên làm gì?

Đây là độ tuổi trẻ có thể nói được những từ ghép dài. Tuy nhiên, một số bé ở độ 25,26,27 tháng tuổi việc phát âm vẫn còn bị hạn chế. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề trẻ 27 tháng chậm nói trong bài viết dưới đây để có biện pháp khắc phục kịp thời. 

KidsUP sẽ giúp con pháp triển ngôn ngữ tại nhà dễ dàng

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 27 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ đã biết đặt ra những câu hỏi dài và yêu cầu mẹ phải giải thích chúng một cách rõ ràng. Ở giai đoạn này trẻ sẽ có thêm rất nhiều từ vựng. Trung bình, một đứa trẻ 2 tuổi sẽ có khoảng 50 từ, thậm chí một số bé khác còn có nhiều hơn.

Nhìn chung thì giai đoạn này các bé có thể nói được thành thạo ít nhất là 50 từ. Kỹ năng ngôn ngữ của các bé trai có thể phát triển chậm hơn bé gái. Tuy nhiên trước sinh nhật lần thứ 3, hầu hết trẻ 2 tuổi có thể nói được những câu có ít nhất 3 từ. 

Trẻ 27 tháng chậm nói sẽ không thể gọi tên các thứ mà bé nhìn thấy thường xuyên. Khi trẻ đói, trẻ còn không thể yêu cầu các loại đồ ăn, đồ uống như sữa, bánh quy, chuối,…Trẻ lúc này có lẽ đã phải hiểu rõ hơn về khái niệm “nhiều” và có thể yêu cầu “cho con thêm sữa”. Nhưng bé lại im lặng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ 27 tháng chậm nói

Ba năm đầu đời là mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng của bé. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu “ê a” từ tháng thứ 6, tới tháng thứ 9 con đã có thể nói được những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”, “bà”,….

27 tháng tuổi, kỹ năng ngôn ngữ của con sẽ được nâng cao, hiểu được những câu mệnh lệnh đơn giản và nhớ cực siêu. Thế nhưng không ít trường trẻ 27 tháng vẫn “im hơi lặng tiếng”. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang chậm nói.

  • Con không hiểu và tuân thủ theo chỉ dẫn của người lớn
  • Diễn đạt không rõ ý, hoặc không diễn đạt
  • Không biết cách đặt câu hỏi
  • Không thích tương tác với mọi người, chỉ thích chơi 1 mình

Nguyên nhân trẻ 27 tháng tuổi bị chậm nói

Nguyên nhân bệnh lý: Một trong những lý do khiến trẻ 27 tháng chậm nói có thể do bệnh lý. Các bệnh về tai-mũi-họng như lưỡi ngắn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc phát âm của con. Ngoài ra, những trẻ cũng có thể mắc chứng tự kỷ, tăng động, trí não, nhận thức kém. Điều này cũng sẽ khiến cho con phát triển ngôn ngữ muộn hơn.

Nguyên nhân tâm lý: Tâm lý cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Việc mẹ thường để bé phải xem TV, dùng điện thoại thông minh một mình là một trong những lý do khiến trẻ trở nên ít nói. Bên cạnh đó, nếu trong quá khứ trẻ phải trải qua một biến cố hoặc tai nạn nghiêm trọng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý con. Trẻ rụt rè, ít nói và lười giao tiếp hơn.

Ba mẹ hãy hạn chế cho con xem tv, youtube và bên cạnh con nhiều hơn
Ba mẹ hãy hạn chế cho con xem tv, youtube và bên cạnh con nhiều hơn

Mẹ nên làm gì khi trẻ 27 tháng chậm nói

Thường xuyên “nạp” từ vựng cho bé: Bố mẹ cần phải tận dụng cơ hội để con phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Ví dụ khi bé đang chơi hoặc xem vật gì mẹ hãy giới thiệu cho con tên của vật đó. Lặp đi lặp lại nhiều lần để bé hiểu và phát triển hơn ngôn ngữ của mình

Tích cực giao tiếp bằng từ đơn với trẻ: Trong giai đoạn 27 tháng tuổi, cha mẹ nên tập giao tiếp với trẻ bằng những từ đơn. Khi trẻ đã có vốn từ kha khá (khoảng 30-40 từ) mẹ hãy bắt đầu giao tiếp bằng những từ đôi hoặc ba.

Tập cho trẻ thói quen chuyển yêu cầu cử chỉ thành lời nói: Để trẻ 27 tháng chậm nói có thể giao tiếp thuần thục mẹ hãy hướng dẫn con đưa ra yêu cầu bằng ngôn ngữ nhiều hơn. Điều này sẽ khuyến khích con sử dụng ngôn ngữ mỗi ngày.

Thường xuyên trò chuyện với con: Mẹ có thể đọc truyện, ca hát để bé tăng thêm từ vựng. Điều này sẽ giúp hình thành phản xạ ngôn ngữ tốt hơn. Hiện tại có rất nhiều ứng dụng giáo dục sớm hỗ trợ, con có thể học tập vui chơi ngay tại nhà mà không cần can thiệp ngoài trung tâm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến trẻ 27 tháng chậm nói. Mẹ có thể tham khảo thêm phương pháp giúp con phát triển ngôn ngữ tại nhà với KidsUP tại đây

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage