Muốn có cách dạy con học tự giác, mẹ thực hiện đúng 3 phương châm này!

Cách dạy bé học tự giác

Bố mẹ nào cũng mong con 3, 4 tuổi học kiến thức từ sớm, nhưng việc bắt con ngồi học một cách tự giác thì rất khó, nhất là giai đoạn này con hiếu động, luôn tò mò về mọi thứ xung quanh hơn là việc học. Vậy làm sao để bố mẹ có cách dạy con học, kích thích được niềm đam mê học tập, khám phá của con? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Cách dạy con học tự giác

Cách dạy con học tự giác (nguồn: freepik)

Mẹ không học, sao bắt con học?

Càng lớn, việc học hành càng trở nên xa vời, khi đầu óc bạn có quá nhiều thứ phải bận tâm từ công việc, gia đình, con cái, đối nội đối ngoại, quan hệ bạn bè… Thậm chí thời gian đọc sách, tìm hiểu một bộ môn mới thật khó có thể duy trì.

Tuy nhiên, con trẻ luôn dõi theo bố mẹ, bắt chước bố mẹ, và gia đình chính là nơi con thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc và hình thành thói quen, tính cách từ đó. Khi bố mẹ không đọc sách, chẳng viết lách, cũng không học tập điều gì mới mẻ, sao có thể truyền cảm hứng, hay làm “gương mẫu” để con học tập theo?

Cách dạy con tập nói tiếng Anh qua hoạt động sinh hoạt

Mẹ học để bé nhìn theo bắt chước (nguồn: Internet)

Vậy nên bố mẹ cũng nên thành hình 1 vài hoạt động, thói quen học tập dù rất nhỏ, không chỉ để con nhìn theo và noi gương mà còn làm phong phú đời sống tinh thần của bố mẹ. Ví dụ như học tiếng Anh, đọc sách, học nấu những món ăn khó hơn, học hội họa, học ngôn ngữ mới. Con sẽ luôn thấy mẹ đang động não, mẹ cũng rất thích học, thích khám phá tri thức, thậm chí có thể rủ con cùng tham gia. Dần dần con bị cuốn theo thế giới tri thức của mẹ, chúng sẽ dần tìm đến các nguồn học tập khác nhau theo sở thích của chúng và việc học đến một cách tự nhiên không ép buộc.

Đừng bao giờ giới hạn con – cách dạy con học tự giác

Bố mẹ nào cũng mong con giỏi các môn chính: Toán, Văn, Anh, thậm chí phải đa năng như học múa học hát, học võ thể thao. Nhưng thực chất trí thông minh có tới 8 loại: Không gian, Âm nhạc, Ngôn ngữ, Vận động, Giao tiếp, Toán học, Nội tâm và Khoa học tự nhiên.

Cách dạy con học tự giác là không giới hạn khả năng của con

Cách dạy con học tự giác là không giới hạn khả năng của con (nguồn: Internet)

Bố mẹ hãy cấp tiến trong suy nghĩ, chỉ cần là cái con thích mà con giỏi hẳn lên là được. Con có thể là học sinh trung bình môn Toán nhưng con lại rất xuất sắc trong môn Vẽ, con có thể rất tệ môn thể dục nhưng con lại rất tự tin khi thuyết trình trước thầy cô, bạn bè. Bạn nài ép con học tập nhưng rủi thay, đó lại không phải môn học con thích, tính cách con không phù hợp với môn học đó, khiến bé ghét học, và ghét luôn cả người ép con học. Giới hạn khả năng của con hóa ra lại chính là do bố mẹ khoanh lại, đừng biến tình yêu thương con thành áp lực cho con, bắt con phải theo mong muốn, khuôn mẫu của bố mẹ.

Thực chất nhiều bố mẹ rất yêu con nhưng không đủ tinh tế hay kỹ năng sư phạm để hiểu con có điểm mạnh ở phần trí thông minh nào. Kids UP với hơn 100.000 hoạt động, trò chơi cùng 1025+ bài học từ vựng với các hoạt động xoay quanh, giúp con khám phá các tri thức một cách tự nhiên, vui nhộn. Bố mẹ hoàn toàn có thể theo sát con bằng cách theo dõi bảng kết quả trí thông minh do Kids UP cung cấp, nhờ đó hiểu được con yêu thích hay có điểm mạnh ở lĩnh vực nào, và hoàn toàn có thể hoàn thiện, trau dồi kỹ năng còn yếu để con phát triển toàn diện hơn.

>>>>> Tìm hiểu Kids UP ngay tại ĐÂY!

Theo dõi điểm mạnh điểm yếu 8 trí thông minh với Kids UP

Theo dõi điểm mạnh điểm yếu 8 trí thông minh với Kids UP 

Cho con được sai là cách dạy con học tự giác

Trẻ con 3, 4 tuổi luôn muốn làm theo ý mình, muốn tự chủ và cứng đầu. Với tâm hồn tự do, con không muốn bị bó buộc trên bàn học, luôn cố đi ngược lại với lời khuyên của bố mẹ. Bố mẹ càng cấm điều gì, con càng tò mò thử xem tại sao bố mẹ không cho phép. Ví dụ như, trời lạnh bố mẹ bắt con mặc áo khoác, con lại càng thích cởi áo khoác để thử cảm giác, đôi lúc thử giới hạn kiên nhẫn của bố mẹ. Hay bố mẹ bảo con không được ném điều khiển, không ném đồ ăn, con lại càng muốn thử ném tất cả xuống đất và quay ra quan sát phản ứng của bố mẹ.

Vậy nên thay vì mình luôn lải nhải một cách giáo điều con nên không nên làm gì, hãy để con tự khám phá, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và sự an toàn cho con.

Ví dụ: Mẹ bảo bé đi giày đúng chân trái chân phải nhưng con không chịu, hãy để con tự té ngã để bé hiểu. Hay lúc con đi xe đạp không tập trung, hãy để con ngã rồi con sẽ rút kinh nghiệm.

Sau những lần ấy, bố mẹ ngồi xuống hỏi thăm con, để con thấy lỗi sai là do chính con gây ra, con tự làm đau chính mình và con muốn độc lập thì con tự chịu trách nhiệm. Vậy là từ đó, con sẽ dần ngưng thói ăn vạ, không khóc lóc ỉ ôi, hay con không “đánh chừa” đồ vật, đổ lỗ cho đồ vật, cho người khác nữa.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage