Để giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ngay từ khi còn nhỏ thì vai trò của cha mẹ là vô cùng to lớn. Bạn cần biết cách khen, chê, động viên sao cho phù hợp giúp trẻ hiểu đúng và dần dần hình thành sự tự tin. Cụ thể ra sao, hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây của KidsUP.
Vai trò then chốt của ba mẹ trong việc hình thành sự tự tin ở trẻ
Cha mẹ là những người luôn đồng hành với trẻ trong hầu hết thời gian hằng ngày. Chính vì thế, sự ảnh hưởng của các bậc phụ huynh lên khả năng giao tiếp của trẻ là rất lớn.
Làm gương cho trẻ
Trẻ em luôn học hỏi và bắt chước theo những hành động của mọi người xung quanh nhất là cha mẹ. Chính vì thế để giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thì chính bạn cũng phải thể hiện được điều đó trước con của mình.
Trong giao tiếp, bạn hãy thể hiện sự tự tin, cởi mở của mình khi trình bày quan điểm cá nhân hay bàn luận về các vấn đề xung quanh. Nhưng bên cạnh đó cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đối phương.
Trẻ em chưa thể biết rõ việc nào đúng, sai nhưng lại có thể dần dần học hỏi và áp dụng vào các hoàn cảnh tương tự. Việc này sẽ tạo ra quan điểm và thái độ của trẻ khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Tạo môi trường giao tiếp an toàn
Học tập theo tấm gương của cha mẹ là chưa đủ mà bạn cần xây dựng một môi trường giao tiếp an toàn để bé thực hành và tự mình hình thành sự tự tin. Ngay từ khi còn nhỏ, các bậc phụ huynh đã cần hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng cần thiết như vậy mới có thể tạo ra được một nền tảng vững chắc.
Mặt khác, trong chính ngôi nhà của mình, bạn cũng cần tạo một môi trường cho bé thể hiện quan điểm của cá nhân. Như vậy về lâu dài bé sẽ có thể chủ động và thoải mái hơn trong việc giao tiếp, thể hiện bản thân một cách tự nhiên chứ không gượng ép.
6 đặc điểm tâm lý trẻ mầm non ba mẹ nên biết để hiểu con hơn
Mời Ba Mẹ Tham Khảo Thêm: 6 đặc điểm tâm lý trẻ mầm non ba mẹ nên biết để hiểu con hơn
Khen ngợi và động viên đúng cách có tác động rất lớn đến sự tự tin của trẻ. Thay vì khen chung chung, có lệ thì bạn hãy tập trung vào những tiến bộ của con em mình. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được việc mình đang làm là đúng đắn và tiếp tục phát huy. Thông qua đó, bé nhận ra giá trị của bản thân và ngày càng mạnh dạn hơn.
Các hoạt động giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Để tăng sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thì trẻ cần được tham gia vào các hoạt động thực tế. Khi đó, các kỹ năng của trẻ sẽ có đà được cải thiện.
Trò chuyện hàng ngày giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp
Mỗi ngày, bạn nên dành một khoảng thời gian để cùng trẻ trò chuyện về những chủ đề mà con quan tâm. Trong quá trình này, bạn hãy tích cực đặt câu hỏi để bé thể hiện quan điểm và ý kiến của mình.
Khi trò chuyện, phụ huynh có thể cùng lúc phân tích giúp bé có thể hiểu vấn đề theo hướng đúng. Đi kèm với đó là các lời động viên và hướng dẫn để từ từ rèn luyện kỹ năng và sự tự tin cho trẻ.
Kể chuyện và đọc sách
Bạn nên dành thời gian cùng con đọc sách và trình bày lại nội dung hoặc để bé kể lại những câu truyện đã diễn ra trong ngày. Lúc đó, bạn vừa có thể định hướng được quan điểm đúng sai mà còn có thể tăng vốn từ vựng và khả năng diễn đạt cho trẻ.
Cách này đặc biệt hiệu quả với những bé còn đang nhút nhát hoặc ít giao tiếp với bố mẹ. Và về lâu dài, sẽ giúp bé tự tin và chủ động hơn trong cuộc sống.
Tham gia các hoạt động xã hội
Các bậc phụ huynh nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ hoặc lớp học kỹ năng giao tiếp. Tại đây, bé sẽ gặp được rất nhiều mối quan hệ mới và liên tục được trò chuyện.
Việc này sẽ giúp con làm quen với môi trường mới, kết bạn và rèn luyện sự tự tin. Dần dần sẽ giảm đi sự nhút nhát và ngại ngùng ở trẻ khi đến những nơi lạ hay không có bố mẹ ở cùng.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo Thêm: Sự phát triển của trẻ trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi khác nhau như thế nào?
Những sai lầm thường gặp của ba mẹ khi dạy con giao tiếp
Bên cạnh những việc cần làm để giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thì có một số điều mà bạn nên tránh. Bởi vì, những hành động này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiếp thụ và phát triển của bé.
Quá bảo bọc con
Đây là sai làm mà nhiều phụ huynh gặp phải khi luôn cố gắng bảo bọc con hết sức. Điều này dẫn tới việc bé có ít cơ hội tiếp xúc với bạn bè, môi trường mới và phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ.
Lâu dài, bé sẽ có tâm lý ỷ lại, không tự tin khi giao tiếp hay đến những môi trường mới. Tính chủ động, khả năng suy nghĩ logic, tự đưa ra phán đoán của trẻ cũng từ đó và bị giảm xuống, khó lòng thể hiện bản thân trong cuộc sống.
So sánh con với người khác
Việc so sánh trẻ với người khác sẽ chỉ làm giảm sự tự tin thậm chí là hình thành các suy nghĩ tiêu cực. Bởi vì khi đó công sức, sự cố gắng của con không được cha mẹ công nhận. Điều này dẫn tới bé luôn có cảm giác yếu kém hơn bạn bè xung quanh, đi đâu cũng không thể tự tin, luôn lo lắng mình làm không tốt sẽ bị so sánh.
Để tránh việc này, cha mẹ nên biết động viên và phê bình dựa trên từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể. Khi đó bạn cũng nên phân tích để cho bé hiểu rõ ràng vấn đề và tránh tái phạm ở những lần sau.
Lời kết
Việc giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thực chất không quá khó. Cha mẹ chỉ cần hiểu được tâm lý và nắm bắt các điểm mấu chốt như KidsUP đã chia sẻ ở bài viết trên. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ giúp ích được trong quá trình giáo dục con em của gia đình bạn.