Cách dạy con học về tiền bạc theo từng lứa tuổi

Cách dạy con học về tiền bạc theo từng lứa tuổi

Tiền bạc là một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Dạy con về tiền không phải là bắt con gánh một trách nhiệm nặng nề về tài chính, chi tiêu, quản lý mà bố mẹ hãy coi đó là một kỹ năng giống như các kỹ năng sinh tồn khác.
Ngày nay, tiền bạc đã không còn là chủ đề khó nói và nhạy cảm, mặt khác lại được nhiều phụ huynh hưởng ứng và có nhu cầu giáo dục con cái về lĩnh vực này. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta không biết nên bắt đầu từ đâu, giáo dục như thế nào là đúng và có phù hợp với độ tuổi của con hay không? Vậy cách dạy con học về tiền bạc nào sẽ thích hợp với các con trong từng độ tuổi khác nhau? Bố mẹ hãy tham khảo những phương pháp dưới đây nhé!
Cách dạy con học về tiền bạcCách dạy con học về tiền bạc

Cách dạy con học về tiền bạc đối với trẻ từ 3 – 4 tuổi

Bài học đầu tiên bố mẹ nên dạy con ở độ tuổi này là khái niệm về tiền bạc và cách trao đổi hàng hóa. Mặc dù ban đầu, trẻ chưa hiểu hết về giá trị của đồng tiền, thế nhưng ba mẹ hoàn toàn có thể dạy con học tên và cách nhận biết các mệnh giá khác nhau và phân biệt chúng thông qua các trò chơi mà trẻ yêu thích. Chẳng hạn, trẻ con rất thích chơi đồ hàng, bố mẹ có thể tạo nên những cửa hàng bán đồ trong nhà. Đây vừa là cách giúp con phát huy trí tưởng tượng, vừa giúp con biết cách trao đổi hàng hóa bằng tiền. Khi cùng con chơi, bố mẹ có thể giải thích cho con hiểu: cần phải có tiền mới mua được món đồ này, món đồ này có giá trị cao hơn món đồ kia,…

Dạy con về tiền bạc qua trò chơi đồ hàngDạy con về tiền bạc qua trò chơi đồ hàng

Dạy trẻ 5 – 6 tuổi những giá trị cơ bản về giá trị của tiền bạc

Theo các nhà khoa học nghiên cứu Hình thành thói quen và học tập của trẻ tại Đại học Cambridge, 5 – 6 tuổi được coi là  độ tuổi mà trẻ em bắt đầu hiểu giá cả và giá trị của đồng tiền và các mặt hàng. Bố mẹ có thể bắt đầu giải thích cho con về việc mỗi đồ sẽ có giá khác nhau, có giá bao nhiêu tiền và bố mẹ đã kiếm tiền bằng cách nào.  Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm ba mẹ có thể cho con một khoản trợ cấp nhỏ theo từng tuần. Số tiền này trẻ có thể dùng để tiết kiệm hoặc mua những món đồ mà con muốn. Tuy nhiên số tiền cần phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ có thể chỉ con cách quan sát giá tiền, giá khuyến mãi khi đi siêu thị. Việc bố mẹ cùng con so sánh giá tiền của các mặt hàng, cân nhắc chất lượng, giá thành và nhu cầu, tìm cho mình các mã khuyến mãi là cách giúp con biết cách quản lý, tiền kiệm chi tiêu.

Học về giá trị của tiền bạc khi đi siêu thịHọc về giá trị của tiền bạc khi đi siêu thị

Cách dạy con học về cách tiêu tiền thông minh danh cho trẻ 7 – 8 tuổi

Khi 7 tuổi, trẻ không chỉ hiểu về lượng tiền mà còn hiểu hơn về giá trị của đồng tiền. Chúng biết cách phân chia đồng tiền và hiểu rằng, với một số tiền, nếu chia nhỏ ra sẽ mua được thêm rất nhiều đồ. Lên 8 tuổi, trẻ bắt đầu phân biệt được mong muốn và nhu cầu. Bởi vậy, ba  mẹ hãy dạy trẻ biết rằng: tiền nên dùng để mua những thứ mình cần chứ không phải thứ mình muốn.

Ví dụ: khi con phân vân giữa mua đồ chơi và đồ dùng học tập, ba mẹ cần nhắc nhở con phân tích tầm quan trọng của các món đồ, cái nào cần trước và giúp ích cho con. Ba mẹ nên cùng con đặt ra mục tiêu và số tiền cần tiết kiệm trong một tuần. Số tiền tiết kiệm có thể được lấy từ tiền ba mẹ trợ cấp, tiền bán đồ dùng cũ của con hoặc phần thường từ những lần con làm việc nhà. Nếu con tiết kiệm được đúng như kế hoạch, ba mẹ hãy khen ngợi và dành cho con những phần thưởng nhỏ.

Dạy trẻ 9 – 10 tuổi Tầm quan trọng của kiếm tiền, tiết kiệm và đầu tư

Cách dạy con học về tầm quan trọng của kiếm tiền, tiết kiệm và đầu tư nên được ba mẹ chỉ bảo bằng việc cho trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện liên quan đến tiền bạc và ngân sách của gia đình. Ví dụ: khi gia đình bàn về một kỳ nghỉ, đây là lúc để chúng hiểu tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Vì chỉ khi ba mẹ tiết kiệm tiền thì chúng mới có những kỳ nghỉ đáng nhớ, hoặc việc mẹ liệt kê những đồ dùng, thực phẩm cần thiết trong một tuần, hay cho trẻ thấy cách bố mẹ trả giá, chi tiêu cho những buổi đi chơi cuối tuần. Hãy cho trẻ nhìn thấy cách mà bạn chi tiêu, cân nhắc để chúng hiểu giá trị của đồng tiền và tiết kiệm, quản lý tiền bạc. 

Dạy con cách tiết kiệm tiền bạcDạy con cách tiết kiệm tiền bạc

Trẻ 11 – 12 tuổi – Dạy con trở thành người tiêu dùng thông minh, nghệ thuật quản lý ngân sách

Đây là độ tuổi tuyệt vời để con biết cách lập kế hoạch chi tiêu cho các sự kiện như: liên hoan, sinh nhật, ngoại khóa,… Hãy dạy con cách so sánh giá cả những đồ dùng cần mua, xem và chú ý những hình ảnh và mã giảm giá nếu có. Đồng thời lắng nghe con giải thích tại sao con lại đưa ra quyết định mua món đồ đó.
Mặt khác ở độ tuổi này, trẻ sẽ tiếp xúc với nhiều tiền hơn, mong muốn mua những món đồ giá cao hơn. Ba mẹ hãy nhắc con ghi nhớ và tuân thủ phương pháp chi tiêu: nếu con muốn một món đồ đắt tiền, trước đó hãy tiết kiệm tiền. Đặc biệt, khi trẻ theo dõi các chương trình khuyến mãi, đây là sẽ lúc các chiến thuật quảng cáo thu hút trẻ. Hãy dạy con cách nhận biết, phân tích thông tin của quảng cáo và nhu cầu của bản thân.

Cho phép con độc lập tài chính khi 13 – 15 tuổi

Thay vì việc làm việc nhà để ba mẹ trả lương, ba mẹ hoàn toàn có thể gợi ý con kiếm từ từ việc làm gia sư cho các em nhỏ hơn, bán các đồ chơi mà con tự sáng tạo, hoặc tự làm đồ ăn để bán. Trẻ có thể tự kiếm được tiền mà không cần nhận tiền từ ba mẹ. Ngoài việc phân biệt tiền chi tiêu và tiết kiệm, ba mẹ cần giúp con phân biệt giữa thẻ tiết kiệm và thẻ tín dụng, cách mua sắm và thanh toán bằng điện thoại. Nhắc nhở con hãy kiểm tra tài khoản của mình trước khi mua hàng và thanh toán.
Cách dạy con học về phân biệt các loại thẻ
Hướng dẫn con phân biệt các loại thẻ
Dù là tiền bạc hay những kiến thức khác, ba mẹ nên nhớ trẻ sẽ học được rất nhiều thông qua hành động của ba mẹ, hãy hướng con đến những hành động tích cực. Mục tiêu cuối cùng của những cách dạy con học về tài chính không phải để trẻ hiểu tiền là quan trọng nhất. Hãy để con hiểu tiền có thể giúp con đạt được một số mục tiêu và hỗ trợ các giá trị của con. Những bài học về tiền bạc chỉ là cách giúp con có thể trở thành một người thành công trong việc quản lý tài chính sau này.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage