Các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em và dấu hiệu phản ánh triệu chứng

các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em

Trong cuộc sống hiện đại, áp lực không chỉ ảnh hưởng đến người lớn mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến trẻ em. Mặc dù bé vẫn luôn tươi cười hồn nhiên, nhưng đằng sau đó có thể tồn tại những nỗi sợ hãi tiềm ẩn. Nếu ba mẹ sớm nhận biết được các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em thì sẽ sớm có được phương pháp can thiệp kịp thời. Hãy cùng KidsUP tìm hiểu thêm về các dấu hiệu thường gặp, để bảo vệ mầm non của đất nước nhé!

Các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em

Việc phát hiện các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em sẽ giúp cho ba mẹ hỗ trợ bé giải tỏa hoặc điều trị kịp thời. Sau đây là một số bệnh tâm lý thường gặp ở bé:

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu ở trẻ em là một trong những vấn đề tâm lý phổ biến nhưng thường bị bỏ qua. Nó không chỉ đơn thuần là cảm giác lo lắng mà còn gây ra những tác động đến sự phát triển của trẻ.

Rối loạn lo âu là căn bệnh thường gặp ở bé
Rối loạn lo âu là căn bệnh thường gặp ở bé

Một số căn bệnh rối loạn lo âu thường gặp ở bé:

  • Lo âu chia ly: Trẻ cảm thấy cực kỳ lo lắng khi phải tách khỏi cha mẹ hoặc người thân. Căn bệnh này có thể làm gián đoạn quá trình học tập, khiến bé khó tập trung khi tham gia vào các hoạt động xã hội.
  • Lo âu xã hội: Bé có xu hướng sợ hãi, tránh né các tình huống xã hội, như nói chuyện trước đám đông, tham gia vào các hoạt động nhóm,… Điều này làm cho bé khó kết bạn và ảnh hưởng tiêu cực đến kỹ năng giao tiếp.
  • Ám ảnh sợ hãi: Trẻ có nỗi sợ một cách vô lý đối với một số vấn đề như sợ bóng tối, sợ động vật, sợ đi khám bác sĩ,… Những nỗi sợ này có thể làm trẻ tìm cách trốn tránh những vấn đề liên quan đến nỗi sợ.

Rối loạn trầm cảm

Rối loạn trầm cảm có thể xuất hiện ở trẻ em, gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển ở bé. Một số nguyên nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm như: 

  • Di truyền học: Trẻ em có người thân mắc trầm cảm hoặc các rối loạn tâm lý có nguy cơ trầm cảm cao hơn.
  • Môi trường gia đình: Gia đình không ổn định, cha mẹ ly hôn, hoặc mâu thuẫn gia đình kéo dài,… có thể tạo ra áp lực tâm lý lớn đối với trẻ.
  • Sang chấn tâm lý: Những trải nghiệm đau buồn như mất mát người thân, bạo lực học đường, bị lạm dụng,… sẽ gây ra chấn thương tâm lý nghiêm trọng, dẫn đến trầm cảm.
Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng đến cuộc sống
Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng đến cuộc sống

Ba mẹ có thể quan sát và phát hiện bé bị trầm cảm nếu như có một số biểu hiện sau đây:

  • Cảm giác buồn rầu: Trẻ có thể thường xuyên cảm thấy buồn bã mà không rõ nguyên nhân, thậm chí có thể khóc lóc nhiều.
  • Mất hứng thú: Trẻ không còn hứng thú với những hoạt động mà trước đây từng yêu thích, không muốn tham gia các hoạt động ngoại khóa.
  • Thay đổi khẩu vị: Trẻ có thể ăn ít đi hoặc ăn nhiều hơn bình thường, dẫn đến sụt cân hoặc tăng cân đột ngột.
  • Rối loạn giấc ngủ: Bé thường xuyên gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, hoặc ngủ quá nhiều mà vẫn cảm thấy mệt mỏi.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Một trong các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em chính là chứng tăng động giảm chú ý. Dưới đây là các đặc điểm của trẻ ADHD:

  • Hiếu động: Trẻ thường không thể ngồi yên trong thời gian dài, chạy nhảy hoặc leo trèo ngay cả trong những tình huống không phù hợp. Bé có xu hướng nói liên tục, thậm chí nói chen vào người khác mà không suy nghĩ.
  • Mất tập trung: Trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý vào một nhiệm vụ cụ thể, dễ bị phân tâm bởi những yếu tố xung quanh.
  • Bốc đồng: Trẻ gặp khó khăn trong việc chờ đợi, dễ bị kích động và có thể ngắt lời người khác hoặc can thiệp vào các hoạt động của người khác.
Rối loạn tăng động giảm chú ý làm cho trẻ khó tập trung
Rối loạn tăng động giảm chú ý làm cho trẻ khó tập trung

Nếu như ba mẹ phát hiện bé có những đặc điểm trên thì có thể làm những bài kiểm tra tâm lý. Việc chẩn đoán ADHD cần dựa trên một quá trình đánh giá toàn diện, kết hợp thông tin từ nhiều nguồn và sử dụng các công cụ kiểm tra chuẩn hóa.

Các bài kiểm tra tâm lý học như Conners’ Rating Scales hoặc Vanderbilt ADHD Diagnostic Rating Scale thường được sử dụng để đo lường chứng ADHD. Việc phát hiện và can thiệp sớm có thể giúp trẻ ADHD cải thiện tâm lý một cách dễ dàng hơn.

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD)

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder) là vấn đề liên quan đến sự phát triển của não bộ, ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp xã hội của bé. Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ như sau:

  • Mức độ nhẹ: Trẻ có thể có khả năng ngôn ngữ và trí tuệ tốt, nhưng gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng các quy tắc xã hội. Bé sẽ tự thực hiện các hoạt động hàng ngày nhưng cần hỗ trợ trong các tình huống xã hội phức tạp.
  • Mức độ trung bình: Trẻ gặp khó khăn nhiều trong giao tiếp, có những hành vi lặp đi lặp lại. Bé cần hỗ trợ trong các hoạt động thường nhật và gặp khó khăn trong việc thích nghi với các thay đổi trong môi trường.
  • Mức độ nặng: Trẻ gặp khó khăn nghiêm trọng trong giao tiếp và tương tác xã hội, thường có những hành vi tự gây tổn thương bản thân.
Rối loạn phổ tự kỷ làm cho bé khó giao tiếp
Rối loạn phổ tự kỷ làm cho bé khó giao tiếp

Ba mẹ cần quan sát một số dấu hiệu sau đây để kiểm tra xem bé có bị rối loạn phổ tự kỷ hay không, cụ thể:

  • Khó khăn trong giao tiếp: Trẻ có thể chậm nói, sử dụng ngôn ngữ không đúng cách hoặc không phản ứng khi được gọi tên.
  • Khó tương tác xã hội: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc duy trì và phát triển các mối quan hệ bạn bè, luôn có xu hướng thu mình.
  • Sở thích hạn chế: Trẻ thường có sở thích mạnh mẽ đối với một số đồ vật hoặc hoạt động cụ thể, khó chấp nhận thay đổi trong thói quen hàng ngày.

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Một số dạng rối loạn ăn uống thường gặp ở bé:

  • Chán ăn tâm thần (Anorexia Nervosa): Trẻ có thể từ chối ăn, ăn rất ít. 
  • Cuồng ăn vô độ (Bulimia Nervosa): Trẻ thường xuyên đòi ăn, tiêu thụ lượng lớn thức ăn trong khoảng thời gian ngắn.
Rối loạn ăn uống dẫn đến việc cơ thể bị thiếu dinh dưỡng
Rối loạn ăn uống dẫn đến việc cơ thể bị thiếu dinh dưỡng

Tình trạng rối loạn ăn uống kéo dài chắc chắn sẽ khiến thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, nếu bé bị suy dinh dưỡng sẽ làm cho suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Trẻ mắc rối loạn ăn uống thường cảm thấy lo âu, có nguy cơ cao phát triển các rối loạn tâm lý như trầm cảm. Điều này còn gây ra khó khăn trong học tập và giao tiếp xã hội, khiến trẻ cảm thấy bị cô lập.

Rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc chính là một trong các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em. Bé sẽ có tâm trạng không ổn định, cảm giác lo lắng quá mức kéo dài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng xử lý các tình huống hàng ngày như giao tiếp, chơi đùa,…

Rối loạn cảm xúc ảnh hưởng đến việc giao tiếp ở bé
Rối loạn cảm xúc ảnh hưởng đến việc giao tiếp ở bé

5 dấu hiệu trẻ bị rối loạn tâm lý ba mẹ nên để ý

Rối loạn tâm lý ở trẻ em có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu này rất quan trọng, giúp ba mẹ phát hiện sớm để hỗ trợ bé vượt qua khó khăn.

Thay đổi hành vi 

Một trong những dấu hiệu về các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ chính là thay đổi hành vi. Bé trở nên dễ cáu gắt, tức giận mà không có lý do rõ ràng. Trường hợp tệ nhất có thể xảy ra chính là bạo lực đối với bạn bè, gia đình hoặc đồ vật xung quanh.

Đôi khi, bé sẽ thu mình với xã hội, ít tham gia các hoạt động chung. Ba mẹ sẽ thấy bé có xu hướng tránh tiếp xúc với bạn bè và người thân, tự cô lập mình.

Thay đổi cảm xúc

Trẻ có những vấn đề về tâm lý thường thay đổi cảm xúc đột ngột. Trẻ thường xuyên cảm thấy buồn bã, khóc lóc không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, bé thường xuyên có biểu hiện sự lo lắng quá mức về những điều bình thường. Việc thay đổi cảm xúc kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của bé.

Cảm xúc của bé bị thay đổi liên tục
Cảm xúc của bé bị thay đổi liên tục

Thay đổi về giấc ngủ và ăn uống 

Một trong những biểu hiện khi bé có vấn đề về tâm lý chính là sự thay đổi về giấc ngủ và ăn uống. Trẻ có thể ăn ít đi, hoặc ngược lại, ăn quá nhiều và không kiểm soát được lượng thức ăn.

Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ của bé sẽ không được đảm bảo. Trẻ có thể ngủ quá nhiều, không muốn thức dậy, hoặc ngược lại, ngủ rất ít và cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày.

Khó khăn trong học tập

Khi bị các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em, các bé thường bị vấn đề khó khăn trong học tập. Bên cạnh đó, trẻ có thể mất hứng thú với việc học, không muốn đến trường, từ đó kết quả học tập giảm sút. 

Các dấu hiệu cảnh báo khác

Bên cạnh những dấu hiệu trên, phụ huynh cũng nên chú ý một số biểu hiện sau đây:

  • Tự làm hại bản thân: Trẻ có hành vi tự cắt, tự đánh đập hoặc làm đau bản thân. Bé có thể che giấu vết thương hoặc có dấu hiệu bị thương không rõ lý do.
  • Nói về cái chết hoặc tự tử: Trẻ thường xuyên nói về cái chết, tự tử hoặc có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Bé có xu hướng viết, vẽ hoặc chia sẻ những câu chuyện liên quan đến cái chết.
Một số dấu hiệu cảnh báo khác cho ba mẹ
Một số dấu hiệu cảnh báo khác cho ba mẹ

Nguyên nhân gây ra rối loạn tâm lý ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lý ở trẻ em. Tuy nhiên theo số liệu thống kê thì vấn đề này thường xuất phát từ 3 nguyên nhân chính:

– Di truyền

Theo một số nghiên cứu về các triệu chứng tâm thần, các chuyên gia đã xác định những chứng bệnh như trầm cảm, rối loạn tự kỷ, rối loạn lo âu,… đều có chung các mã gen gây ra.

Điều này đồng nghĩa với việc những gia đình có tiền sử mắc các bệnh tâm lý thì trẻ sẽ có tỷ lệ bệnh cao hơn. Tuy nhiên, mã gen sẽ không quyết định 100%. Các yếu tố như môi trường, áp lực, tâm lý,… cũng sẽ ảnh hưởng đến căn bệnh này.

– Chủ quan khi bị tai nạn

Một số phụ huynh thường có tâm lý chủ quan khi bé gặp tai nạn nhẹ. Tuy nhiên ba mẹ không biết rằng đây chính là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em. Trẻ có thể cảm thấy mất niềm tin vào người chăm sóc nếu không nhận được sự quan tâm và yêu thương.

Chủ quan khi bé bị tai nạn dễ hình thành bệnh tâm lý
Chủ quan khi bé bị tai nạn dễ hình thành bệnh tâm lý

Những ký ức về tai nạn có thể gây ra chấn thương tâm lý, dẫn đến tình trạng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Bé có thể gặp ác mộng, mất ngủ, tâm sinh lý bị xáo trộn.

– Áp lực việc học tập

Áp lực học tập có thể gây ra các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em. Khi bé phải đối mặt với sự kỳ vọng quá cao từ gia đình, sẽ dễ dẫn đến căng thẳng, thậm chí là trầm cảm. 

Ngoài ra, khi trẻ không đạt được kỳ vọng, cảm giác thất bại có thể dẫn đến tự ti. Điều này có thể làm bé mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày và cảm thấy mệt mỏi về tương lai.

Ba mẹ cần làm gì để con không bị rối loạn tâm lý

Vậy thì ba mẹ cần làm gì để bé không bị rối loạn tâm lý? Để giúp trẻ có một nền tảng tâm lý vững chắc thì ba mẹ nên lưu ý các điều sau đây:

– Lắng nghe và thấu hiểu con

Khi ba mẹ luôn lắng nghe và thấu hiểu, bé sẽ cảm thấy an toàn và được bảo vệ. Điều này tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển tâm lý. Bé sẽ hiểu được sự yêu thương, cảm thấy mình có giá trị và được tôn trọng.

Ba mẹ hãy học cách lắng nghe và thấu hiểu bé
Ba mẹ hãy học cách lắng nghe và thấu hiểu bé

– Hạn chế gây áp lực thành tích học tập lên bé

Khi trẻ phải đối mặt với áp lực đạt điểm số cao sẽ dễ dàng bị căng thẳng và lo âu. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm lý như mất ngủ, lo âu. 

Do đó ba mẹ cần phải khuyến khích bé học tập nhưng không nên áp đặt tiêu chuẩn lên bé. Trong việc học tập, ba mẹ nên là một “người bạn” đồng hành cùng bé, cùng bé vượt qua những khó khăn.

– Ba mẹ tránh cãi vã trước mặt con

Trẻ cần một môi trường gia đình an toàn và ổn định để bé luôn nhận được yêu thương từ cả ba và mẹ. Việc chứng kiến ba mẹ cãi vã có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và lo lắng với tiếng cãi vã lớn. Một môi trường hạnh phúc giúp trẻ có sự ổn định về mặt cảm xúc, từ đó dễ dàng phát triển.

Ba mẹ không nên cãi nhau trước mặt trẻ
Ba mẹ không nên cãi nhau trước mặt trẻ

– Tạo cơ hội để con chia sẻ suy nghĩ

Khi có cơ hội để chia sẻ suy nghĩ, bé sẽ giảm đi sự lo lắng. Điều này cũng giúp cho ba mẹ và bé hiểu nhau hơn. Việc chia sẻ còn giúp cho trẻ học cách lắng nghe và phản hồi một cách tích cực khi được ba mẹ làm gương.

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ về các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em để ba mẹ có thể sớm phát hiện. Ba mẹ nên tạo cho bé một môi trường hạnh phúc và  yêu thương để bé tránh  được các trường tâm lý tiêu cực như trên. Hy vọng rằng những nội dung mà KidsUP chia sẻ sẽ giúp ích được cho ba mẹ trong quá trình nuôi dạy các bé.

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!