Bí quyết đánh thức não bộ của trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời

bí quyết đánh thức não bộ của trẻ

Bí quyết đánh thức não bộ của trẻ là phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Có như vậy mới đem đến hiệu quả tốt nhất mà không ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Để làm rõ hơn về chủ đề này, mời ba mẹ tham khảo những nội dung mà KidsUP đã chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Bí quyết đánh thức não bộ của trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời

Trong các giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có những sự thay đổi cả về não bộ lẫn trí tuệ. Nếu ba mẹ hiểu và biết cách áp dụng các bí quyết theo từng giai đoạn sẽ tạo ra sự kích thích, tăng cường tư duy cho bé nhà mình. 

Giai Đoạn 0-6 Tháng

Đây là giai đoạn vàng khi mà trí não, tư duy của trẻ phát triển dựa trên tiếp xúc và trí nhớ hình thành từ các giác quan cơ bản. Chính vì thế, bí quyết đánh thức não bộ của trẻ trong lúc này chính là kích thích giác quan qua âm thanh, màu sắc, và tiếp xúc da: 

  • Âm thanh: Thính giác được kích thích bằng cách thường xuyên nói chuyện hoặc cho trẻ nghe các âm thanh bên ngoài như tiếng động vật, xe cộ. 
  • Màu sắc: Bạn có thể cho bé làm quen với các bảng kẻ sọc đen, trắng có kích thước, kiểu dáng khác nhau. 
  • Tiếp xúc da: Massage hằng ngày để tăng khả năng cảm nhận, tạo cảm giác thân thuộc giữa mẹ và bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé cầm nắm các đồ vật khác nhau để tập làm quen. 
Bí quyết đánh thức não bộ của trẻ 0 - 6 tháng
Bí quyết đánh thức não bộ của trẻ 0 – 6 tháng

Giai Đoạn 6-12 Tháng

Từ 6 – 12 tháng trẻ đã bắt đầu có thể bò, đi và tập nói nên cha mẹ cần tạo điều kiện cho trí não của trẻ phát triển thông qua các hoạt động như: 

  • Tạo các trò chơi vận động: Cha mẹ nên để bé được tham gia các trò chơi như bò, đi đến đích. Khuyến khích bé đến lấy món đồ ưa thích, mô phỏng lại các hành động đơn giản của người lớn. 
  • Khuyến khích ngôn ngữ: Cha mẹ hãy cùng bé chỉ và gọi tên các đồ vật xung quanh. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên nói, kể truyện hoặc đọc sách cho trẻ nghe. 
Tổ chức các hoạt động cho trẻ để kích thích não
Tổ chức các hoạt động cho trẻ để kích thích não

Giai Đoạn 1-2 Tuổi

Từ 1 – 2 tuổi khả năng vận động, ngôn ngữ và xã hội của trẻ đã có thay đổi vượt bậc. Nên bí quyết đánh thức não bộ của trẻ trong giai đoạn này chính là tập trung vào các khía cạnh đó: 

  • Khám phá thế giới xung quanh và xây dựng từ vựng: Bạn đưa bé tham gia các hoạt động ngoài trời đồng thời giải thích các sự vật, sự việc. Qua đó trẻ vừa có thêm kiến thức mới lại tăng vốn từ vựng 
  • Tổ chức những trò chơi phát triển tư duy và nhận thức: Cha mẹ sử dụng các đồ vật để tổ chức trò chơi như phân loại màu sắc, hình dáng, xây nhà bằng hình khối. Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng bé tập hát, giả tiếng kêu con vật, vỗ tay theo nhịp,…
Cho trẻ đi khám phá thế giới xung quanh
Cho trẻ đi khám phá thế giới xung quanh

Giai Đoạn 2-3 Tuổi

Ở giai đoạn này, trí não của trẻ đã hoàn thiện hơn và khả năng nhận thức, tư duy cũng đạt đến một mức độ nhất định. Lúc này, trẻ đặc biệt tò mò hơn về môi trường sống xung quanh, khả năng tiếp thu cũng cao hơn nên cha mẹ cần biết các bí quyết đánh thức não bộ của trẻ như: 

  • Dạy trẻ các giải quyết vấn đề: Bạn có thể mô phỏng hoặc ra các tình huống và hướng dẫn bé cách xử lý. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phân tích mỗi khi bé có hành động sai để bé hiểu hơn. 
  • Khuyến khích để trẻ tự lập: Cha mẹ dạy và để trẻ tự đánh răng, mặc quần áo, đi giày dép.
  • Học cách kiểm soát cảm xúc: Ở độ tuổi này, trẻ đã có cảm xúc rõ ràng nhưng đôi khi chưa thực sự hiểu được và cần cha mẹ cần chỉ dẫn. Bạn cũng phải hướng dẫn bé cách kiểm soát cảm xúc mỗi khi tức giận, khó chịu. 
Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc và giải quyết vấn đề
Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc và giải quyết vấn đề

Cách duy trì sự kích thích não bộ trong trẻ

Nắm được các bí quyết đánh thức não bộ của trẻ là chưa đủ mà bạn cần phải biết cách duy trì những điều đó trong cuộc sống hằng ngày. Có như vậy thì não bộ, tư duy của con mới không ngừng phát triển. Một số cách mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng như: 

  • Khiến việc tò mò, học hỏi thành thói quen: Bạn cần tạo môi trường học tập đa dạng, thường xuyên xuất hiện những điều mới mẻ. Phụ huynh có thể đưa trẻ đến những nơi mới, tiếp xúc thêm với người chưa từng gặp. 
  • Kích thích sự học tập trong trẻ: Trong các hoạt động hằng ngày như ăn uống, đi chơi, trò chuyện bạn có thể kích thích trẻ bằng cách đặt ra các câu hỏi, kể truyện. 
  • Điều chỉnh các phương pháp: Ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ sẽ cần có những phương pháp khác nhau nên cha mẹ cần điều chỉnh dựa trên sự phát triển đó Bạn cũng không nên quá áp đặt mà hãy để trẻ tự nhiên tiếp nhận một cách từ từ. 
Duy trì kích thích não bộ hằng ngày cho trẻ
Duy trì kích thích não bộ hằng ngày cho trẻ

Một số sai lầm khi ba mẹ muốn đánh thức não bộ trong trẻ

Trong quá trình đánh thức não bộ cho trẻ, nhiều cha mẹ đã mắc phải những sai lầm và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ như: 

– Quá Tải Thông Tin Cho Trẻ

Việc ép buộc trẻ tiếp thu quá nhiều thông tin sẽ tạo ra áp lực gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tin thần của trẻ. Nhiều trẻ còn bị rối loạn cảm xúc, không kiểm soát được hành vi, vui buồn giận vô cớ. 

Không tạo ra quá nhiều áp lực cho trẻ
Không tạo ra quá nhiều áp lực cho trẻ

– Bỏ Qua Tính Cá Nhân Hóa

Mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển, nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu riêng. Cha mẹ cần hiểu và tôn trọng điều này thì trẻ mới có thể: 

  • Phát triển tính tự lập: Khi được tôn trọng, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân và tự đưa ra quyết định mà không bị phụ thuộc. 
  • Tăng khả năng tư duy phản biện: Khi tự do, không bị áp đặt theo khuôn khổ thì trẻ có thể suy nghĩ, đưa ra các quyết định của riêng mình. 
  • Kích thích khả năng xử lý vấn đề: Khi có thể suy nghĩ độc lập thì trẻ sẽ tự mình xử lý được vấn đề, không lo lắng bị cha mẹ trách phạt.
  • Thúc đẩy kỹ năng giao tiếp: Khi được thấu hiểu trẻ sẽ thoải mái hơn khi chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình hay chủ động trong việc kết bạn mới. 
  • Xây dựng lòng tự trọng: Một đứa trẻ được yêu thương, thấu hiểu sẽ dần hình thành lòng tự trọng, tính cá nhân cao. 
Tôn trọng, tuân theo sự khác biệt của trẻ
Tôn trọng, tuân theo sự khác biệt của trẻ

– Phớt Lờ Vai Trò Của Tình Yêu Thương Và Giao Tiếp

Tình yêu thương trong gia đình chính là điều cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Bởi những hoạt động đầu tiên mà bé thực hiện như khóc, cười thường gắn kết với những người xung quanh. Nếu ba mẹ coi nhẹ việc trẻ thể hiện cảm xúc sẽ vô tình để lại cảm xúc lạc lõng và có chút tiêu cực trong trẻ,. Khi trẻ thể hiện nhu cầu, sự hứng thú và cha mẹ đáp lại sẽ tạo ra được sợi dây liên kết trong cảm xúc và tâm thức của trẻ. Một đứa trẻ có tinh thần tốt thì sự phát triển cũng sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Kết Luận

Bài viết trên, KidsUP đã chia sẻ một số bí quyết đánh thức não bộ của trẻ theo từng giai đoạn để ba mẹ có thể tham khảo. Dù lựa chọn phương pháp nào thì điều quan trọng nhất trong quá trình phát triển của trẻ chính là sự đồng hành, yêu thương và khuyến khích của cha mẹ. Hãy luôn là người đồng hành trong quá trình lớn lên của trẻ ba mẹ nhé!

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!