Nguyên nhân & Cách nhận diện trẻ chậm phát triển vận động

trẻ chậm phát triển vận động

Trẻ chậm phát triển vận động là một trong những vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con. Phát triển vận động đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng vận động thô và tinh, giúp trẻ dần hoàn thiện các hoạt động hàng ngày. Trong bài viết sau đây, KidsUP sẽ bật mí với bạn những nguyên nhân và cách nhận diện trẻ chậm phát triển để có thể sớm hỗ trợ bé kịp thời.

Hiểu về chậm phát triển vận động ở trẻ

Để có thể hỗ trợ trẻ chậm phát triển vận động, ba mẹ cần hiểu đúng về việc chậm phát triển ở bé. Khi bạn đã hiểu rõ về vấn đề này, ba mẹ sẽ có nhiều phương án khách quan để hỗ trợ.

Chậm phát triển vận động là gì?

Chậm phát triển vận động là tình trạng mà trẻ không đạt được những cột mốc vận động quan trọng phù hợp với lứa tuổi của mình, so với chuẩn phát triển trung bình của trẻ cùng độ tuổi. Điều này có thể thể hiện qua việc trẻ chậm bò, chậm đi, gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác cầm nắm, điều khiển cơ thể,…

Vận động của bé sẽ được phân thành 2 loại chính: Vận động thô và vận động tinh.

  • Vận động thô liên quan đến các hoạt động sử dụng cơ bắp lớn như bò, đi, đứng, chạy, nhảy.
  • Vận động tinh liên quan đến việc điều khiển các cơ bắp nhỏ hơn để thực hiện các động tác tỉ mỉ hơn như cầm nắm đồ vật, sử dụng dụng cụ ăn uống, hay vẽ, viết.
Định nghĩa về chậm phát triển vận động ở bé
Định nghĩa về chậm phát triển vận động ở bé

Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển vận động quan trọng:

  • 0-6 tháng: Trẻ bắt đầu kiểm soát đầu, cổ, dần dần phát triển khả năng lật người.
  • 6-12 tháng: Trẻ bắt đầu ngồi mà không cần sự hỗ trợ. Sau đó, bé tập đứng lên và có thể bước những bước đầu tiên.
  • 12-18 tháng: Trẻ thường bắt đầu đi một cách vững vàng hơn, có thể leo trèo, đẩy hoặc kéo đồ vật.
  • 18-24 tháng: Trẻ có thể chạy, đá bóng, dần phát triển kỹ năng điều khiển cơ thể trong các hoạt động phức tạp hơn.
  • Từ 2-3 tuổi: Trẻ trở nên thành thạo hơn trong việc leo trèo, nhảy. Từ đó, khả năng phối hợp vận động tinh cũng phát triển hơn với các hoạt động như sử dụng thìa dĩa và bút vẽ.

Mức độ chậm phát triển vận động như thế nào là đáng lo?

Chậm phát triển vận động ở trẻ không phải lúc nào cũng nghiêm trọng và cần can thiệp ngay lập tức, vì mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau. Mức độ chậm phát triển vận động thường được chia thành ba loại: nhẹ, trung bình và nghiêm trọng.

  • Mức độ nhẹ: Trẻ có khả năng thực hiện các kỹ năng vận động, nhưng chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa. Ví dụ, trẻ biết lật, bò, hoặc đứng muộn hơn một vài tháng so với chuẩn phát triển thông thường. 
  • Mức độ trung bình: Trẻ gặp khó khăn rõ ràng trong việc thực hiện các kỹ năng vận động, chẳng hạn như không thể ngồi vững khi qua 10 tháng, không thể bò hoặc đứng mà cần sự hỗ trợ lớn từ người khác. Các kỹ năng vận động tinh (cầm nắm, giữ đồ vật) cũng chậm phát triển. 
  • Mức độ nghiêm trọng: Trẻ không thể thực hiện các kỹ năng vận động cơ bản ở các mốc phát triển quan trọng. Ví dụ, trẻ không thể lăn, bò, đứng, đi sau 18-24 tháng tuổi. Trẻ có thể mất cân bằng, thiếu sự phối hợp trong cử động hoặc có các biểu hiện yếu cơ nghiêm trọng.
Các mức độ chậm phát triển vận động ở bé
Các mức độ chậm phát triển vận động ở bé

Nguyên nhân gây chậm phát triển vận động ở trẻ

Có những nguyên nhân nào làm cho trẻ chậm phát triển vận động? Ba mẹ có thể tham khảo và lưu ý một số nguyên nhân sau đây:

Yếu tố di truyền và bẩm sinh

Các yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quyết định trong việc ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ. Nếu trong gia đình có người từng gặp phải vấn đề về phát triển vận động hoặc mắc các bệnh di truyền liên quan đến cơ bắp và hệ thần kinh, trẻ cũng có nguy cơ bị chậm phát triển vận động cao hơn.

Những vấn đề phát sinh trong giai đoạn mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Những biến chứng như suy dinh dưỡng ở mẹ, mẹ mắc các bệnh mãn tính sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của thai nhi. Các biến chứng này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và cơ bắp, làm cho trẻ khó đạt được các cột mốc vận động quan trọng.

Yếu tố di truyền và bẩm sinh của ảnh hưởng trực tiếp đến bé
Yếu tố di truyền và bẩm sinh của ảnh hưởng trực tiếp đến bé

Môi trường và chăm sóc sau sinh

Chậm phát triển vận động ở trẻ không chỉ xuất phát từ yếu tố di truyền hay bẩm sinh mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường sống và cách chăm sóc sau sinh. Những đứa bé thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin D, hụt vi chất, chế độ ăn không cân đối,… dẫn đến suy giảm sức mạnh cơ bắp.

Trẻ cần có cơ hội để di chuyển, khám phá và phát triển các kỹ năng vận động cơ bản như bò, đi, chạy. Nếu trẻ bị bó buộc trong một không gian hẹp, ít tiếp xúc với đồ chơi vận động, bé sẽ dễ bị chậm trong việc đạt được các cột mốc vận động quan trọng.

Tác động của bệnh lý và chấn thương

Chậm phát triển vận động ở bé còn có thể do các bệnh lý hoặc chấn thương nghiêm trọng. Những tình trạng này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, hệ cơ xương và quá trình điều khiển vận động của trẻ.

Bệnh lý và chấn thương cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển vận động
Bệnh lý và chấn thương cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển vận động

Các bệnh lý như bại não, chấn thương não, chấn thương tủy sống,… sẽ làm cho bé mất khả năng điều khiển cơ bắp. Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể khác nhau ở từng trẻ, có thể gây khó khăn nhẹ trong việc di chuyển đến mất hoàn toàn khả năng vận động.

Thiếu tương tác và vận động

Một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm phát triển vận động chính là thiếu tương tác từ môi trường bên ngoài. Khi trẻ không được tham gia đủ các hoạt động thể chất, cơ bắp của trẻ không được phát triển đầy đủ, dẫn đến yếu cơ và giảm khả năng phối hợp vận động.

Nếu bé không có sự tương tác với xã hội thì bé cũng trở nên kém hoạt bát, khó phát triển vận động. Do đó, trẻ cần được khuyến khích tham gia vào các hoạt động vui chơi, chạy nhảy để rèn luyện kỹ năng vận động.

Thiếu tương tác sẽ làm cho bé không muốn vận động
Thiếu tương tác sẽ làm cho bé không muốn vận động

Cách nhận diện trẻ chậm phát triển vận động

Có những dấu hiệu nào cho thấy trẻ chậm phát triển vận động? Dưới đây là một số biểu hiện mà ba mẹ cần phải lưu ý trong quá trình chăm sóc bé:

Dấu hiệu nhận biết theo từng giai đoạn

Mỗi giai đoạn cơ thể của bé sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau. Do đó ba mẹ có thể quan sát kỹ các dấu hiệu trong từng giai đoạn để phát hiện sớm tình trạng bé bị chậm phát triển khác nhau.

Một số dấu hiệu cụ thể qua từng giai đoạn như sau:

  • 6-12 tháng: Trẻ không biết lật, không biết bò.
  • 1-2 tuổi: Chưa biết đi, chưa tự đứng được.
  • Trên 2 tuổi: Di chuyển khó khăn, kém linh hoạt.
Dấu hiệu nhận biết sự phát triển của bé qua từng giai đoạn
Dấu hiệu nhận biết sự phát triển của bé qua từng giai đoạn

Các bài kiểm tra vận động cơ bản tại nhà

Việc thực hiện các bài kiểm tra vận động cơ bản tại nhà có thể giúp cha mẹ nhận diện sớm những dấu hiệu chậm phát triển vận động ở trẻ. Dưới đây là hướng dẫn một số bài kiểm tra cơ bản để phát hiện sớm vấn đề vận động theo từng độ tuổi:

  • Kiểm tra khả năng ngồi: Đặt trẻ ngồi thẳng trên sàn, dùng tay đỡ nhẹ phía sau lưng trẻ. Sau đó, rút tay từ từ và quan sát xem trẻ có thể tự giữ thăng bằng ngồi không ngã hay không. Trẻ thường biết ngồi vững vào khoảng 6-8 tháng.
  • Kiểm tra khả năng đứng: Ba mẹ đặt trẻ ở tư thế ngồi và khuyến khích trẻ đứng lên mà không cần sự giúp đỡ. Bạn cũng có thể đặt một món đồ chơi trên bàn hoặc ghế để kích thích trẻ đứng lên. Trẻ thường biết tự đứng mà không cần hỗ trợ vào khoảng 12-15 tháng.
  • Kiểm tra khả năng chạy: Khuyến khích trẻ chạy từ điểm A đến điểm B trong nhà hoặc ngoài trời. Quan sát xem trẻ có thể chạy một cách linh hoạt và giữ thăng bằng không. Trẻ trên 2 tuổi sẽ chạy tốt mà không bị ngã hoặc loạng choạng.
Ba mẹ có thể thực hiện một số bài kiểm tra vận động cơ bản ở nhà
Ba mẹ có thể thực hiện một số bài kiểm tra vận động cơ bản ở nhà

Phòng ngừa chậm phát triển vận động

Ba mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng trẻ chậm phát triển vận động. Dưới đây là một số cách được các chuyên gia chăm sóc bé khuyến khích ba mẹ:

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của hệ cơ và xương ở trẻ, từ đó giúp ngăn ngừa chậm phát triển vận động. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ khả năng vận động và thúc đẩy sự phát triển toàn diện. 

Bạn nên ưu tiên một số nhóm chất sau khi xây dựng thực đơn cho bé: Canxi, vitamin D, protein, kali, omega3,… Ba mẹ cũng nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau quả, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất tự nhiên.

Tạo điều kiện cho trẻ vận động

Một cách để phòng ngừa tình trạng chậm phát triển vận động ở bé chính là tạo điều kiện cho bé vận động. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách để tạo điều kiện cho trẻ tự vận động ở nhà như sau:

  • Động tác với đồ chơi: Đặt các đồ chơi có màu sắc tươi sáng hoặc âm thanh hấp dẫn xung quanh trẻ để kích thích trẻ cố gắng với tay để lấy. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng điều khiển cơ thể và vận động tay, chân một cách linh hoạt.
  • Tập đứng: Hỗ trợ trẻ đứng dựa vào đồ vật như ghế hoặc tay vịn để phát triển sức mạnh cho chân. Sau đó, nhẹ nhàng giúp trẻ ngồi xuống, lặp lại quá trình này để trẻ dần tự biết cách đứng.
  • Đi dạo cùng trẻ: Khuyến khích trẻ tự đi lại bằng cách dẫn trẻ đi dạo trong nhà hoặc ngoài trời. 
Ba mẹ nên chủ động tạo điều kiện để bé vận động
Ba mẹ nên chủ động tạo điều kiện để bé vận động

Theo dõi sự phát triển vận động định kỳ

Ba mẹ có thể chủ động theo dõi sự phát triển của bé thông qua việc thăm khám định kỳ.  Các chuyên gia y tế không chỉ giúp đánh giá quá trình phát triển của trẻ mà còn phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường, từ đó có phương án can thiệp sớm.

Bác sĩ sẽ thông qua các bài kiểm tra vận động để phát hiện sớm những dấu hiệu của chậm phát triển vận động. Bên cạnh việc đánh giá khả năng vận động, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho cha mẹ về chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp để giúp trẻ phát triển tốt hơn. Điều này bao gồm bổ sung các bài dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của xương và cơ, cũng như các bài tập vận động phù hợp cho từng độ tuổi.

Hy vọng rằng qua những chia sẻ bên trên của KidsUP, bạn đã hiểu thêm về vấn đề trẻ chậm phát triển vận động. Khi nhận diện sớm và can thiệp kịp thời, ba mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ cải thiện khả năng vận động và bắt kịp với các bạn cùng trang lứa. Sự đồng hành và hỗ trợ của gia đình sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và tự tin khám phá thế giới xung quanh.

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!