Gia đình gắn kết hơn với 10 mẹo từ chuyên gia

10-cach-de-gia-dinh-gan-ket-hon

Cùng KidsUP tìm hiểu cách giúp gia đình gắn kết hơn! Dưới đây là 10 gợi ý từ tiến sĩ y khoa, bác sĩ sản khoa và chuyên gia giáo dục nổi tiếng Sarah Buckley.

1. ÔM CON THƯỜNG XUYÊN HƠN

Khoa học đã chứng minh rằng những cái ôm có thể cải thiện các mối quan hệ, tăng oxytocin, giảm stress, và phòng chống tăng huyết áp. Khi căng thẳng, một cái ôm sẽ giúp không chỉ trẻ mà tất cả chúng ta cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

>>> Tìm hiểu thêm: 5 Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Tiểu Học

Trẻ cần được nuôi lớn và trưởng thành cùng những cái ôm ấm áp từ cha mẹ và người yêu thương chúng. Đôi khi không cần nói gì cả, một cái ôm là đủ để trẻ hiểu và cảm nhận rằng chúng luôn được yêu thương.

2. ĐỂ CON THAM GIA VÀO CÔNG VIỆC NHÀ

Hãy chia sẻ công việc nhà cho trẻ. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, ba mẹ hãy cho con đảm nhiệm những công việc phù hợp với sức và tuổi của mình. Từ những việc đơn giản như tự dọn gọn đồ chơi sau khi sử dụng, dọn phòng, sắp bàn ăn, tới quét nhà, rửa bát, hay chăm sóc thú cưng.

10-cach-de-gia-dinh-gan-ket-hon

Những công việc nhỏ này khiến chúng nhận thức được trách nghiệm của bản thân trong gia đình, và cảm giác rằng chúng cũng đang làm việc để đóng góp cho những người xung quanh. Dù bé có thích điều này hay không, ba mẹ cũng nên tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm nhiều nhất có thể.

3. CÙNG CON VÀO BẾP

Chấp nhận vào bếp cùng trẻ, đồng nghĩa với việc chấp nhận sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn là được giúp đỡ. Nhưng đây là một trải nghiệm mà trẻ cần phải có. Ba mẹ có thể bắt đầu cho bé chuẩn bị cùng những món ăn từ đơn giản tới phức tạp. Hướng dẫn và giao cho bé những công việc từ đơn giản như nhặt rau, rửa rau, tới phức tạp như đứng bếp, hay sử dụng một số dụng cụ làm bếp phức tạp. Hãy chắc chắn rằng trẻ luôn trong tầm mắt giám sát của bạn khi thực hiện.

Điều này không chỉ giúp trẻ hiểu hơn về quá trình chế biến và thêm quý trọng những món ăn hàng ngày, mà còn giúp gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. Đây cũng là những kỹ năng quan trọng và cần thiết cho cuộc sống của trẻ sau này.

4. TẮT CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

Hạn chế tối đa nhìn vào màn hình điện thoại, kiểm tra thông báo, hay xao nhãng vào một chương trình gì đó khi đang giao tiếp với con. Bạn cũng nên dạy trẻ điều tương tự khi tương tác với người khác. Hãy nói chuyện và giao tiếp trực tiếp bằng mắt với con. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung, cảm thấy được coi trọng, và cởi mở trò chuyện hơn với cha mẹ.

5. ĐI DẠO CÙNG CON

Đây là một hoạt động thú vị, vừa có thể rèn luyện sức khỏe, tạo thói quen vận động cho trẻ, đồng thời cũng tạo khoảng thời gian chất lượng để củng cố tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Bằng trẻ sẽ cảm thấy dễ dàng mở lòng và trò chuyện cởi mở với cha mẹ hơn.

6. DÀNH THỜI GIAN CHƠI CÙNG TRẺ

Bạn không cần lên “thời gian biểu” mỗi ngày để dành thời gian chơi cùng trẻ. Bất cứ khi nào rảnh rỗi và sẵn sàng, hãy dành thời gian chất lượng bên con. Nếu quá bận rộn, hãy để trẻ vẽ tranh, chơi đồ hàng hay đọc sách ở bên cạnh. Ngoài ra, bạn có thể cùng con chơi lắp ráp, đồ hàng, đóng vai hay vẽ tranh mỗi khi có thời gian.

10-cach-de-gia-dinh-gan-ket-hon

Hãy để con được ở bên cạnh bạn nhiều nhất có thể. Đối với trẻ thì chỉ cần được ở gần và hay chơi với bạn thôi cũng đủ làm chúng vui vẻ, giảm lo lắng và cảm thấy gần gũi hơn rất nhiều.

7. THU HẸP KHOẢNG CÁCH

Trước khi có thể bước vào thế giới của con, bạn hãy thử mở lòng với trẻ trước. Điều quan trọng nhất để giao tiếp hiệu quả với trẻ là sự tôn trọng, một chiếc đầu “mở” và bao dung, không phán xét. Hãy kiên nhẫn với những câu chuyện và lắng nghe con chia sẻ.

8. ĐI NGỦ ĐÚNG GIỜ

Đây là một trong những thói quen quan trọng nhất mà chúng ta nên rèn luyện cho trẻ từ sớm. Ngoài ra bạn có thể duy trì 10 đến 15 phút mỗi ngày để kể chuyện hay đọc sách cho trẻ mỗi khi đi ngủ. Những hành động nhỏ này giúp trẻ cảm thấy an toàn, làm giảm căng thẳng và lo âu, giúp trẻ ngủ sâu và kĩ hơn.

9. TRÒ CHUYỆN CÙNG CON TRONG BỮA TỐI

Những bữa cơm gia đình cực kỳ quan trọng để củng cố và duy trì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng những câu hỏi như: “Hôm nay ở trường thế nào?”, “Con có vui không?”, “Có vấn đề gì không?”, … Và cũng đừng quên chia sẻ về một ngày của bạn với trẻ. Sự có qua có lại tạo nên sự cân bằng trong mối quan hệ gia đình.

10. LUÔN TÔN TRỌNG

Trẻ nhỏ học qua những sai lầm. Chúng ta không nên quá mong đợi trẻ sẽ luôn ngoan, luôn hiểu chuyện, hay biết điều. Khi con làm điều gì đó khiến bản nổi giận, hãy cho bản thân mình thời gian để tĩnh lặng lại một chút, và sau đó xử lý vấn đề sau. Ngoài ra, tuyệt đối không bao giờ trách mắng trẻ nơi công cộng.

>>> Đọc thêm về cách dạy con cùng KidsUP tại ĐÂY  

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage