Trẻ suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Tình trạng này không chỉ gây ra các vấn đề về thể chất, suy giảm miễn dịch, mà còn tác động đến sự phát triển trí tuệ và khả năng học tập của trẻ. Bài viết sau đây, KidsUP sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả.
Trẻ như thế nào là suy dinh dưỡng?
Theo tổ chức y tế thế giới, suy dinh dưỡng trẻ em chính là tình trạng bé thiếu hụt hoặc mất cân bằng trong việc phát triển cơ thể. Bé suy dinh dưỡng sẽ bị thiếu calo, vitamin và các khoáng chất quan trọng.
Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em như sau:
- Suy dinh dưỡng cấp tính: Thường do thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng trong thời gian ngắn. Trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính thường có cơ thể gầy yếu, da khô, và sụt cân nhanh chóng.
- Suy dinh dưỡng mạn tính: Do thiếu dinh dưỡng kéo dài trong thời gian dài. Trẻ em bị suy dinh dưỡng mạn tính thường có chiều cao thấp so với tuổi, sự phát triển chậm chạp, và thể lực kém.
- Suy dinh dưỡng hỗn hợp: Kết hợp giữa suy dinh dưỡng cấp tính và mạn tính, thể hiện qua việc trẻ em vừa có dấu hiệu gầy yếu vừa bị chậm phát triển chiều cao.
- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A, sắt, kẽm, và iốt, gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Các loại suy dinh dưỡng này đều có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, do đó việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em
Để tìm được các phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, thì ba mẹ cần phải biết rõ các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng ở bé:
Chế độ dinh dưỡng không đủ
Một trong những nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng ở trẻ em là thiếu các dưỡng chất thiết yếu để cơ thể sử dụng năng lượng và phát triển. Các dưỡng chất này bao gồm protein, vitamin, tinh bột, các khoáng chất,… Khi trẻ không được cung cấp đủ, cơ thể sẽ không thể phát triển một cách bình thường, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Chế độ ăn không cân đối là tình trạng mà trẻ không nhận đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ví dụ, nếu chế độ ăn quá nhiều tinh bột và đường nhưng lại thiếu protein và chất béo, bé sẽ không có đủ các chất dinh dưỡng để phát triển cơ bắp và các cơ quan trong cơ thể.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo Thêm: Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng cho ba mẹ lần đầu nuôi con
Bệnh lý và tình trạng sức khỏe
Bệnh nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Các bệnh như tiêu chảy, viêm da, các bệnh về phổi…có thể làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
Khi trẻ mắc bệnh nhiễm trùng, cơ thể sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để chống lại tác nhân gây bệnh, dẫn đến hao hụt dưỡng chất và năng lượng. Hơn nữa, các bệnh nhiễm trùng thường làm giảm cảm giác thèm ăn, dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Rối loạn tiêu hóa là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến trẻ em suy dinh dưỡng. Các bệnh về tiêu hóa như kém hấp thu, không dung nạp thực phẩm, viêm ruột,… sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các dưỡng chất từ thức ăn.
Khi hệ tiêu hóa không hoạt động hiệu quả, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ không được chuyển hóa đúng cách, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Trẻ mắc các rối loạn tiêu hóa cũng thường bị đau bụng, buồn nôn, làm giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng dễ nhận biết
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ sẽ giúp cho ba mẹ có thể can thiệp kịp thời. Bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu cho thấy bé đang bị suy dinh dưỡng phổ biến như sau:
Dấu hiệu thể chất
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của suy dinh dưỡng ở trẻ em là chỉ số về cân nặng và chiều cao không đạt chuẩn so với tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng thường nhẹ cân hơn so với trẻ cùng lứa tuổi và chiều cao cũng thấp hơn mức trung bình.
Ba mẹ có thể theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) và so sánh với các biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn là cách hiệu quả để nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không. Bên cạnh đó, bé bị suy dinh dưỡng còn có một số dấu hiệu như:
- Da dẻ khô, xanh nhợt nhạt: Da của trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu độ đàn hồi, dễ bị nứt nẻ và chậm lành khi có vết thương.
- Tóc dễ gãy rụng: Tóc của trẻ thường mỏng, khô và dễ gãy, thậm chí có thể rụng từng mảng.
Dấu hiệu hành vi
Việc nhận biết qua các dấu hiệu hành vi của suy dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để phụ huynh có thể kịp thời can thiệp. Một số dấu hiệu về hành vi thường gặp của trẻ đang bị suy dinh dưỡng như:
- Trẻ ít hoạt động, thường xuyên mệt mỏi: Trẻ không có đủ năng lượng để tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập và thường xuyên tỏ ra mệt mỏi, uể oải. Trẻ suy dinh dưỡng thường có xu hướng thụ động và thích ngồi yên một chỗ.
- Trẻ kém tập trung: Sự thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất, có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Điều này dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn khi duy trì sự tập trung và ghi nhớ thông tin.
- Hay khóc: Tình trạng này có thể do cơ thể trẻ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết, làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóa học trong não, dẫn đến cảm giác căng thẳng và dễ khóc.
Cách phòng chống trẻ suy dinh dưỡng
Vậy thì cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non như thế nào? Để cho bé có thể phát triển toàn diện thì ba mẹ hãy lưu ý một số điều sau đây nhé!
Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để phòng chống suy dinh dưỡng, ba mẹ nên chuẩn bị bữa ăn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng. Bữa ăn hàng ngày của trẻ cần phải bao gồm đủ các nhóm thực phẩm như protein, carbohydrate, chất béo (dầu, bơ), và các loại rau củ quả để cung cấp vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh đó bạn hãy chú ý sử dụng thêm các thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất trong bữa ăn của bé. Các loại thực phẩm nhiều rau xanh, các loại hạt, quả mọng, sữa,… sẽ cung cấp thêm các vi chất thiết yếu để bé phát triển khỏe mạnh.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo Thêm: Phương pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
Giữ gìn vệ sinh và sức khỏe
Ba mẹ hãy giữ gìn vệ sinh khu vực sinh hoạt hàng ngày sạch sẽ để giúp bé tránh nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa. Ba mẹ nên hướng dẫn bé rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thường xuyên vệ sinh đồ chơi của bé để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Tiêm phòng đầy đủ và khám sức khỏe định kỳ là một trong biện pháp hiệu quả để phòng ngừa trẻ suy dinh dưỡng. Tiêm phòng giúp trẻ tránh được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hấp thụ dinh dưỡng của trẻ.
Kết luận
Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin bên trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc ngăn ngừa việc trẻ suy dinh dưỡng. KidsUP chúc ba mẹ nuôi con khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Ba mẹ hãy luôn theo dõi KidsUP để đón đọc những nội dung hữu ích về việc nuôi dạy con.