Cách dạy trẻ ngang bướng ngoan ngoãn nghe lời trong một nốt nhạc!

Cách dạy trẻ ngang bướng ngoan ngoãn nghe lời trong một nốt nhạc!

Cách dạy trẻ ngang bướng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của không ít ba mẹ. Để ứng phó với sự bướng bỉnh của trẻ, ba mẹ cần thấu hiểu con cũng như có phương pháp giáo dục đúng đắn. Cùng Kids UP gỡ rối những ác mộng khiến ba mẹ đau đầu khi dạy con qua bài viết chi tiết này nhé!

Cách dạy trẻ ngang bướng hiệu quả

Cách dạy trẻ ngang bướng hiệu quả

Những đứa trẻ ngang bướng, khó bảo ắt hẳn là vấn đề gây khủng hoảng cho bất kỳ ba mẹ nào. Ai cũng muốn con mình trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng biết dạy con đúng cách. Vậy, đừng bỏ qua những cách dạy trẻ ngang bướng cực kỳ hữu hiệu dưới đây để uốn nắn con một cách dễ dàng, khoa học nhé!

Những đặc điểm đặc trưng của trẻ ngang bướng

Trên thực tế, không phải tất cả những đứa trẻ thích làm theo ý kiến của mình thì đều là đứa trẻ ngang bướng. Chẳng hạn, với những trẻ có cá tính mạnh mẽ và chính kiến. Vậy nên, ba mẹ cần xem xét kỹ lưỡng những hành động của con là biểu hiện của ương bướng hay tính cách mạnh mẽ, quả quyết để có cách xử lý phù hợp.

Trẻ ăn vạ, mè nhèo tìm sự chú ý

Trẻ ăn vạ, mè nhèo tìm sự chú ý

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ cá tính mạnh thường rất thông minh và sáng tạo. Chúng hay đặt nhiều câu hỏi mà đôi khi khiến ba mẹ nghĩ chúng đang có ý định nổi loạn. Ngược lại, trẻ bướng bỉnh thường rất cố chấp, bảo thủ theo ý kiến của mình và không thích lắng nghe ý kiến của người khác. Dưới đây là một số đặc điểm thường thấy của trẻ bướng bỉnh: 

  • Trẻ luôn tìm kiếm sự chú ý của người khác một cách cực đoan như mè nheo, ăn vạ, quấy phá đồ, chống đối, nói không nghe, làm ngược lại những điều ba mẹ nói,…với mật độ ngày càng dày lên và nghiêm trọng hơn.
  • Luôn cho mình là đúng nên luôn làm những gì mình thích cho bằng được.
  • Có tố chất lãnh đạo nhưng đôi khi áp đặt người khác.

5 cách dạy trẻ ngang bướng khiến con ngoan tức thì

Việc dạy dỗ trẻ bướng bỉnh, trái tính trái nết không phải là chuyện dễ dàng. Nhưng nếu bố mẹ có những hành động, phản ứng gay gắt sẽ chỉ khiến thái độ của con thêm phần tiêu cực. Vì vậy, ba mẹ hãy tham khảo các bí quyết sau để loại bỏ tính xấu này một cách hiệu quả mà khiến con hợp tác ngay lập tức này nhé: 

Giải thích nhẹ nhàng và kiên nhẫn thuyết phục

Theo sách “Kỷ luật mềm của trái tim – Mẹ Việt dạy con kiểu Nhật Bản”, để vượt qua giai đoạn phản kháng và những cơn ngang bướng, ăn vạ của con. Ba mẹ nên thực hiện những kỷ luật mềm mỏng với bé thông qua các lời giải thích, phân tích đúng sai hay hậu quả mà hành động đó gây ra. Từ đó giúp con hiểu – nhận biết – thay đổi theo hướng tích cực dễ dàng. Đồng thời từ từ hình thành cho con thói quen tốt, không lặp lại lỗi sai đã mắc phải.

Ví dụ, khi bé không chịu đi giày khi ra ngoài. Thay vì mắng con, bắt con đi giày ngay lập tức, mẹ hãy giải thích rằng nếu không đi giày thì chân sẽ đau. Thậm chí mẹ có thể đặt thử mấy viên sỏi cho con dẫm chân lên để bé tự cảm nhận sẽ đau nếu không đi giày.

Kiên nhẫn giải thích cho con hiểu

Kiên nhẫn giải thích cho con hiểu

Cách dạy trẻ ngang bướng bằng cách lắng nghe

Lắng nghe luôn là cách hữu hiệu khiến trẻ bình tĩnh, cởi mở và thấu hiểu suy nghĩ của con. Bởi, đối với trẻ bướng bỉnh, nếu chúng cảm thấy không được lắng nghe, chúng sẽ trở nên ngang tàn hơn, giọng điệu cũng như hành động ngày càng thách thức và thiếu tôn trọng. Vì thế, để con nghe lời, ngoan ngoãn ba mẹ đừng quên lắng nghe ý kiến, băn khoăn và trò chuyện một cách nhẹ nhàng cùng trẻ.

Chẳng hạn, trong tình huống con không muốn tiếp tục ăn trưa. Ba mẹ đừng nên ép con ăn tiếp mà hãy thử ân cần hỏi bé vì sao không muốn ăn. Sau đấy, hãy lắng nghe câu trả lời của bé. Đôi khi nguyên nhân khiến trẻ bỏ bữa là đau bụng, buồn ngủ hay chỉ đơn giản là đùa giỡn. Khi biết được nguyên nhân, ba mẹ có thể biết cách cho bé ăn cơm trong vui vẻ mà chẳng phải căng thẳng nữa.

Trò chuyện không tranh cãi

Một trong những cách dạy trẻ ngang bướng ba mẹ không thể không áp dụng đó chính là trò chuyện. Nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ba mẹ nào cũng biết cách nói sao cho trẻ chịu nghe. Mục đích của cuộc nói chuyện là để hiểu con hơn và khiến trẻ cảm thấy được quan tâm. Vì vậy, ba mẹ cần có thái độ, ánh mắt, giọng nói mềm mỏng, trìu mến. Và, đặc biệt chú ý đến các câu hỏi như “Con có đang khó chịu chuyện gì không?” hay “Con có đang thích món đồ nào không?”.

Cho con được lựa chọn

Những đứa trẻ thường phát triển thái độ và quan điểm rất nhanh. Đặc biệt với trẻ bướng bỉnh, luôn có suy nghĩ riêng và không thích bị bảo phải làm gì. Vì vậy, thay vì áp đặt, hãy cho con quyền được lựa chọn để bé không có cảm giác bị ép buộc.

Gợi ý cho con lựa chọn

Gợi ý cho con được lựa chọn

Ví dụ, khi muốn con ngủ trước 9h tối. Thay vì bắt ép con, hãy hỏi trẻ muốn nghe câu chuyện A hay B trước khi đi ngủ. Nếu câu trả lời của con là “Không”, khi đó, hãy bình tĩnh nói với con đó không phải là một trong những lựa chọn. Sau đó, lặp lại điều này với trẻ nhiều lần với thái độ hòa nhã nhất có thể.

Tuy nhiên, ba mẹ không nên đưa ra quá nhiều lựa chọn. Điều này sẽ khiến trẻ bối rối hơn trong việc đưa ra quyết định.

Giữ bình tĩnh 

Trẻ cứng đầu, bướng bỉnh rất dễ khiến bố mẹ nổi nóng, bực bội, la hét lấn át đi sự không nghe lời của con. Nhưng việc này chỉ khiến tình hình trở nên xấu đi, trẻ tỏ ra chống đối hơn nữa. Vậy nên, ba mẹ cần thật bình tĩnh để giải thích rõ ràng cho bé hiểu. Để làm được điều này, trước mỗi cuộc trò chuyện, ba mẹ hãy làm bất cứ điều gì khiến mình bình tĩnh và cân bằng với con: Hít thở sâu, nghe nhạc êm dịu hay làm những việc cả hai cùng thích. Chắc chắn, khi mẹ bình tĩnh lại, bé cũng dần xem ba mẹ là bạn và sẽ hợp tác hơn đấy!

Tìm cách bình tình khi con bướng bỉnh

Tìm cách bình tình khi con bướng bỉnh

Trẻ em như một tờ giấy trắng, sự hình thành nhân cách của trẻ sẽ chịu tác động lớn từ việc giáo dục của ba mẹ. Vì vậy, đừng để trẻ phát triển lệch lạc vì những sai lầm trong cách dạy con của ba mẹ. Hãy lưu ngay cách dạy con bướng bỉnh cực hiệu quả vừa hợp tình lại hợp lý mà KidsUP đã chia sẻ qua bài viết này nhé.

 

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan
Đăng ký nhận bản tin
Ưu đãi
Fanpage

Đăng ký tài khoản học thử miễn phí

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!